Bé chuột của bạn đang bị sốc nhiệt?? Hãy cùng với Pet Shop Xứ Sở Thú Cưng- Hamster Vĩnh Phúc tìm hiểu nguyên nhân và cách chưa trị nhé : Thời tiết mùa hè nóng nực, nhiệt độ nền cao không chỉ khiến mỗi"> Làm gì khi chuột hamster bị sốc nhiệt Bé chuột của bạn đang bị sốc nhiệt?? Hãy cùng với Pet Shop Xứ Sở Thú Cưng- Hamster Vĩnh Phúc tìm hiểu nguyên nhân và cách chưa trị nhé : Thời tiết mùa hè nóng nực, nhiệt độ nền cao không chỉ khiến mỗi">
logo Hamster Vĩnh Phúc

Làm gì khi chuột hamster bị sốc nhiệt

21/01/2023

Bé chuột của bạn đang bị sốc nhiệt??

Hãy cùng với Pet Shop Xứ Sở Thú Cưng- Hamster Vĩnh Phúc tìm hiểu nguyên nhân và cách chưa trị nhé :

Thời tiết mùa hè nóng nực, nhiệt độ nền cao không chỉ khiến mỗi người khó chịu, dễ sinh bệnh mà còn khiến vật nuôi cũng bị mệt mỏi. Hamster tuy nhỏ nhắn, linh hoạt nhưng vẫn dễ bị nền nhiệt cao gây nóng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Không khí oi bức, nóng nực kéo dài dễ khiến bé bị mệt hoặc bị mất nước.

Phòng ngừa và giúp Hamster dễ chịu hơn trong mùa hè là điều mà bạn cần chuẩn bị. Đảm bảo không gian sinh hoạt của Hamster được thoải mái, mát mẻ thì Hamster mới có thể giữ được vẻ năng động, đáng yêu của mình và điều đó cũng khiến bạn bớt lo lắng, đau đầu chăm sóc khi bé bị bệnh.

Dưới đây là những biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời khi Hamster bị sốc nhiệt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Biểu hiện của bệnh Shock nhiệt 

Hãy để ý xem Người Bạn Nhỏ Chuột Hamster nhà bạn có những biểu hiện này không :https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2585509486854194&output=html&h=200&slotname=7040955534&adk=1084026706&adf=619309272&pi=t.ma~as.7040955534&w=878&fwrn=4&lmt=1654590475&rafmt=11&psa=1&format=878x200&url=https%3A%2F%2Fngolongnd.net%2F2021%2F04%2Fhamster-bi-soc-nhiet-bieu-hien-cach-xu-ly-kip-thoi.html&wgl=1&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiMTAyLjAuNTAwNS42MyIsW10sbnVsbCxudWxsLCI2NCIsW1siIE5vdCBBO0JyYW5kIiwiOTkuMC4wLjAiXSxbIkNocm9taXVtIiwiMTAyLjAuNTAwNS42MyJdLFsiR29vZ2xlIENocm9tZSIsIjEwMi4wLjUwMDUuNjMiXV0sZmFsc2Vd&dt=1654591394676&bpp=4&bdt=329&idt=421&shv=r20220602&mjsv=m202206060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D35d12

 – Biếng Ăn
 – Mệt mỏi, ít chơi
 – Hay nằm
 – Mắt nhắm nghiền lại mở không ra, nhưng không phải do ghèn.
 – Thở gấp
 – Người nhìn gầy và bộ lông hơi ướt nhẹ 2 phần bên hông hoặc dưới cổ.
Nếu Bé có những triệu chứng trên thì rất có thể Bé nhà bạn đã bị sốc nhiệt.

Nguyên Nhân khiến Hamster bị sốc nhiệt

  1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường : Khí hậu thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại.
  2. Hay vô tình từ chính mình làm thay đổi môi trường của Bé. Có khi chỉ vì do thương Bé :
    – Chẳng hạn như bé đang sống trong môi trường bình thường, Bạn đi học về, bế Bé vào phòng kín và mở máy lạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến Bé dễ bị sốc nhiệt, mà chính ta lại không nghĩ đến.
    – Cũng có trường hợp nhà bạn sử dụng máy lạnh suốt, và một ngày cúp điện, hoặc bạn đi đâu ra khỏi phòng, bạn tắt máy lạnh, còn Bé vẫn đang ở trong phòng. Đây là nguyên nhân chính thứ 2 làm Bé bị Sốc Nhiệt.
  3. Bạn đặt Bé ngay cửa sổ vào buổi chiều tối hoặc sáng, với suy nghĩ giúp Bé mát, nhưng vào buổi trưa nắng lại quên mang Bé vào chỗ mát. Đây là nguyên nhân thứ 3.
  4. Nguyên nhân thứ tư là Bé sống ở môi trường quá nóng, hoặc quá lạnh. Trong khi nhiệt độ thích hợp để Bé được sống khỏe trung bình là từ 16 đến 32 độ C.

Cách chữa trị nếu bé nhà bạn bị shock nhiệt

  1. Thực hiện ngay thao tác ổn định nhiệt cho Bé. Ở đây đa phần Bé bị do thân nhiệt đang cao. Nên chúng ta có thể xem ngay ở nhà có một nền gạch men / gạch tàu… mát. và chọn nơi với một khuông viên an toàn dành riêng cho Bé ( bảo đảm không có chó mèo, kiến… ) vì chúng ta sẽ đặt Bé nằm trực tiếp xuống dưới nền gạch.
  2. Dùng giẻ thấm nước lạnh ( hơi mát ) lau sạch nền gạch và để khô.
  3. Đặt Bé xuống nền.
  4. Xung quanh Bé có thể được bảo vệ bởi khung lồng nhỏ, tương tự như hình, nếu bạn đang nuôi bằng lồng sắt…
  5. Đừng lo lắng quá rồi lại bế bé lên xem, rồi lại để xuống. Bạn hãy để Bé được nằm nghĩ, là làm mát.
  6. Sau khoảng 7 – 10 phút, Chúng ta có thể đưa bình nước sạch quay vòi nước đến miệng Bé để Bé có thể uống, nếu Bé đang khát.
    Hoặc đưa phomai để Bé liếm/ăn theo phản xạ. Điều này sẽ giúp Bé lấy lại sức nếu đang đói ngay khi bị bệnh và không đứng dậy đi ăn nổi.
  7. Cho một cái nhà ở bằng sành, nhà tắm ( đổ bỏ cát tắm đi – nếu không có nhà ngủ ) và cho Bé tiếp tục nằm vào và cho Bé vô lồng.
  8. Vòi nước và chén ăn lúc này có thể thấp hơn chút xíu.
  9. Nếu có điều kiện hãy tách Bé sang một lồng khác, để tránh các bé khỏe mạnh còn lại chạy giỡn đè lên người Bé.Với tất cả những sự tận tình trên của Bạn, thường Bé sẽ dần phục hồi và khỏe lại sau 2 giờ đến 1 ngày.

Trên đây là một chút kinh nghiệm giúp các bạn có thể hiểu thêm và áp dụng cho bé chuột hamster của mình, để bé luôn có một môi trường sống tốt, đảm bảo sức khỏe nhé!

Viết bình luận
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo