-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bế hamster là 1 trong những thú vui của việc nuôi hams, nhưng nếu bạn chưa thành công trong việc huấn luyện hamster thì bạn sẽ ko có nhìu may mắn trong việc bế 1 bé hams. Hamter nhìu khi có thể cắn, nhưng điều wan trọng nên nhớ là khi hams cắn có nghĩa là chúng đang sợ và bảo vệ chúng theo cách tốt nhất mà chúng biết. Nếu bạn bình tĩnh và nhẹ nhàng trong việc bế hams, và đôi khi hối lộ hams bằng những thứ đồ ăn chúng thích có thể dẫn đến thành công trong việc huấn luyện hams. Những nguyên tắc cơ bản trong việc huấn luyện hams: Để ẵm và huấn luyện hams dễ hơn, sau đây là 1 vài nguyên tắc đơn giản để bảo đảm hams của bạn ko bị stress trước khi bạn bế bé : – Khi bạn đem về nhà 1 bé hams mới, cho bé 1 tuần hoặc hơn để bé wen với chỗ ở mới và môi trường xung wanh trước khi bạn ẵm thường xuyên. – Bảo đảm cho hams 1 chỗ ở tốt, đủ rộng và những thứ cần thiết khác để giảm thiểu stress. – Đặt lồng hams của bạn ở nơi nào có người xung wanh, nhưng ko bị làm phiền bởi quá nhiều tiếng ồn, bị quấy rầy bởi những vật nuôi khác, hoặc những sự phiền nhiễu khác (nhất là vào ban ngày, khi hams ngủ). – Đừng làm phiền hoặc cố gắng ẵm hams vào lúc bé đang ngủ. Chỉ nên ẵm hams hoặc huấn luyện khi hams đã nhận thức đc chỗ của chúng, đánh thức 1 bé hams khi bé đang ngủ chỉ làm cho bé trở nên cộc cằn và khó gần hơn. Huấn luyện hams : Việc huấn luyện cần có thời gian và kiên nhẫn. Đừng vội vàng và dành thời gian để hiểu bé hams của bạn và phản ứng theo những ám hiệu của bé. Điểm mấu chốt là tạo lòng tin ở bé hams, để bé có thể biết chắc là ko có gì phải sợ bạn cả. Nhớ rằng nếu bạn ép hams wá mức thì hams có thể bị stress, và điều đó sẽ làm hams khó tin bạn hơn. Phải chắc hams của bạn ko bị stress bởi bất kì bước nào sau đây trước khi bạn làm bước típ theo : – Bước 1 : cho hams của bạn thời gian để wen với môi trường mới. Dấu hiệu để biết là bé có thể tự nhiên ăn, uống hoặc chơi đùa với sự có mặt của bạn. – Bước 2 : dành nhiều thời gian ngồi xung wanh lồng hams của bạn và nói chuyện với bé để bé wen giọng bạn. Ko biết phải nói gì? Hãy thử đọc 1 to cuốn sách hoặc hát cho bé. – Bước 3 : Đút cho bé 1 vài thức ăn bé thích (hạt hướng dương, nho khô hoặc 1 vài loại trái cây khô khác) bằng tay. Bắt đầu đút cho bé wa những song chắn (nếu lồng ko có nhìu song chắn thì đút bé ở ngoài cửa lồng), và khi hams chạy đến chỗ thức ăn, thử đặt tay vào trong lồng, đừng đụng vào bé mà hãy để bé tự chạy đến khám phá tay bạn. – Bước 4 : đặt thức ăn lên tay bạn để hams phải leo lên tay để lấy thức ăn, hoặc bé sẽ đặt lên để với lấy thức ăn. Một lần nữa, đừng cố thúc đẩy, hãy để bé hams đến với bạn. – Bước 5 : Đặt thức ăn vào giữa lòng bàn tay để hams phải leo hẳn lên tay bạn để lấy thức ăn. Khi hams đã mạnh dạn làm việc này, hãy thử cúp tay lại và ẵm bé lên. Hams của bạn có thể nhảy xuống trong những lần đầu tiên nhưng hãy cứ nhẹ nhàng và bền bỉ để sau đó bé hams có thể nhận ra đc tay bạn là an toàn. Thời gian để huấn luyện hams khác nhau, tùy theo độ tuổi và tính cách của bé hams. Bé có thể nhanh chóng chấp nhận đc bế lên hoặc có thể mất đến cả tháng hoặc hơn. Bế hams như thế nào: Cách tốt nhất là bạn khum tay lại và tay kia thì để sau lưng bé đề phòng khi bé nhảy khỏi tay bạn (nhìu khi có thể bị thương). Đặc biệt là lần đầu tiên, nên giữ bé ở trong lòng bạn hoặc trên những bề mặt mềm, an toàn khi bé té hoặc nhảy xuống. Khi thấy bé thoải mái hơn thì hãy để bé bò từ tay này wa tay kia hoặc bò lên cả cánh tay. Bạn cũng có thể típ tục cho bé ăn, mặc dù lúc này bé có thể ko thích ăn khi xung wanh có nhìu thứ thú vị hơn để khám phá. Bế 1 bé hams chưa đc huấn luyện: Có thể sẽ có nhìu lúc bạn cần phải bế hams ngay cả khi bé chưa đc huấn luyện, nhất là khi bạn cần dọn lồng. Nếu vậy thì bạn hãy dùng 1 cái cốc (hoặc 1 ống chui = giấy bịt kín 1 đầu) đặt trước mặt bé hams, từ từ dồn bé vào trong cốc. Vài bé tò mò sẽ tự chui vào cốc ngay lập tức. Bao tay hoặc khăn mỏng cũng có thể dùng nếu bạn phải bế 1 bé hams hay cắn và khi dùng cốc ko đc. Vấn đề là điều này có thể gây stress cho bé và bé sẽ chống lại việc bế nhiều hơn nữa. Nếu bắt buộc phải dùng cách này thì bạn nên cố gắng càng nhẹ nhàng càng tốt. Tip: nếu bạn cần dọn lồng của bé chưa đc huấn luyện, hoặc muốn cho bé hams ra khỏi lồng để exercise, hãy dùng bồn tắm sạch và khô. Bảo đảm ống dẫn nước đã được bịt kín, và đóng cửa phòng tắm, bồn toilet (để đề phòng nếu hams của bạn là 1 bé “super jumper” nhưng thường thì bé ko ra khỏi cái bồn tắm đc). Đặt lồng hams vào trong bồn, mở cửa lồng và để hams của bạn chui ra khám phá (cách này ko áp dụng đc nếu bạn nuôi bằng hồ kiếng). Dùng thức ăn để dụ bé ra nều cần thiết. Khi bé đã ra ngoài, lấy lồng ra khỏi bồn và lau dọn, sau đó đặt lồng vô lại, mở cửa lồng, dùng thức ăn dụ bé chui vào. Một vài người thích ngồi vào bồn tắm với bé để bé quen sự có mặt của họ.
1. Cách phân biệt giới tính Hamster Nếu bạn chưa biết rõ giới tính của bé hamster đang nuôi, hãy làm theoo các bước sau để xem giới tính các bé Hamster của bạn nhé – Cẩn thận túm phần sau gáy của hamster và nhấc nó lên thật nhẹ nhàng – Lật ngửa nó lại để kiểm tra. Con đực sẽ có tinh hoàn lồi ra nổi bật gần đuôi, trong khi đó hams cái sẽ không có cái này và hàng núm vú nổi lên trên bụng. 2. Ghép cặp Hamster và giúp chúng sống hòa thuận Lúc chuột đực và cái nhốt chung với nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng cắn nhau. Đối với những người có kinh nghiệm thì hiện tượng này đã quá quen thuộc. Đây chính là vấn đề hợp lồng. Nguyên nhân xuất hiện vấn đề này là do ý thức chiếm lĩnh lãnh thổ của chuột. Lúc trong lãnh thổ của mình xuất hiện một kẻ có mùi khác với mùi của cơ thể mình thì nó sẽ có ý thức bảo vệ mang tính tự phát và đối với kẻ ” xâm nhập” thì nó sẽ có hành động ra oai và đổi kẻ thù đi. Nhưng tính cách của chuột tương đối hiền hoà do đó chỉ cần chúng ta làm tốt công việc chuẩn bị thì vấn đề hoà hợp lồng của chuột cũng không phải là khó giải quyết. Nhưng cũng có một số con chuột có cá tính tương đối đặc biệt, tính công kích tương đối cao, không thể nào chấp nhận cùng chung sống với con chuột khác. Nếu như thế thì chúng ta cũng đừng miễn cưỡng nó và hãy tôn trọng ý kiến của nó. Điểm mấu chốt để vấn đề hoà hợp lồng được thành công đó là làm sao để 2 chú chuột đều có thể chấp nhận mùi của đối phương, hay nói cách khác là chúng ta sẽ trộn lẫn mùi của 2 bên, loại bỏ tính cá thể. Sau khi đã hiểu rõ điểm mấu chốt này chúng ta hãy thực hiện kỹ thuật giúp 2 chú chuột sống hoà hợp trong lồng theo những bước sau: Đầu tiên là tắm riêng 2 chú chuột, làm sao để đạt đến hiệu quả là giảm bớt mùi cơ thể của mỗi con. Thứ hai là tìm 1 vật chứa tương đối rộng rãi ( thông thường là dùng một cái chậu lớn là được. Nếu bạn muốn dùng lại lồng cũ thì đầu tiên hãy thay gỗ vụn để loại bỏ mùi của chuột); 1 vật dụng dài ( chiếc đũa cũng được); có thể chuẩn bị thêm 1 đôi găng tay ( đề phòng bản thân bạn không bị thương lúc muốn tách 2 con chuột đang cắn nhau ra) Thứ ba là đem 2 con chuột thả vào trong vật chứa có kích thước rộng và cầm vật dụng dài canh phòng cẩn thận, chỉ cần phát hiện chuột đang cắn nhau thì cần vật đó gõ vào đầu chúng để cho chúng biết hành động của chúng không đúng. Tất nhiên là phải gõ nhẹ, chỉ cần có tác dụng cảnh cáo là được. Thời điểm đánh cũng rất quan trọng. Cần phải đánh ngay lúc đó vì như thế mới làm cho chuột biết là bản thân của nó đã làm sai và phải chịu phạt. Nếu 2 con cắn nhau quá kịch liệt thì nhanh chóng tách ra và tạm thời chấm dứt lần thử này, đợi vài ngày sau hãy thử lại. Vì chuột cũng có tình cảm và có lẽ đó là lúc nó đang không thaỏi mái. Thứ tư là sau khi đã chắc chắn giữa 2 con chuột không còn xảy ra tình trạng gây thương tích cho đối phương thì có thể bỏ 2 con vào trong vật chứa có kích thước nhỏ mà bạn đã chuẩn bị từ trước. Tất nhiên là bạn cũng phải ngồi bên cạnh để kiểm soát, nếu phát hiện hiện tượng cắn nhau thì bạn nêncó hình phạt tương ứng. Đây là cơ hội tiếp xúc cần thiết để 2 bên có thể hiểu rõ và chấp nhận mùi của đối phương đồng thời đồng thời để cho 2 bên đều biết bản thân mình không có ý định làm hại. Thông thường lúc mới bắt đầu giữa 2 con vẫn có sự va chạm nhỏ và một trong hai con sẽ lớn tiếng kêu nhưng không bao lâu nữa chúng sẽ bình tĩnh trở lại cũng xem như là chúng đã tạm thời chấp nhận đối phương. Nhưng lúc này cũng không nên sao nhãng việc cảnh giác, cũng không thể nói lúc này sự hoà hợp lồng của chúng không còn vấn đề gì nữa mà chúng ta vẫn nên duy trì trạng thái này mà tốt nhất là thêm một đêm nữa. Đương nhiên bạn cũng đừng ngủ say quá, ngộ nhỡ có vấn đề gì thì có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn. Sau cùng nếu qua một đêm này mà hai con chuột không có vấn đề gì đặc biệt thì vấn đề hoà hợp lồng xem ra đã được giải quyết, hãy bỏ chúng vào trong lồng để chúng bắt đầu một cuộc sống mới với nhau. Và còn một điểm cần bổ sung đó là: sau khi vấn đề hoà hợp lồng đã giải quyết xong, cặp chuột sẽ đem đến cho bạn một điều bất ngờ sau một thời gian dài chung sống. Đó là vào một buổi sáng đẹp trời nào đó bạn sẽ kinh ngạc một tổ toàn là chuột con. Nếu bạn vẫn chưa làm tốt tâm lý chuẩn bị để chăm sóc chuột con thì nên không nên gấp gáp vấn đề hoà hợp lồng cho một cặp chuột