-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Xứ Sở Thú Cưng-Hamster Vĩnh Phúc chào các bạn Có phải bạn đang nuôi bé chuột Hamster mà không biết chăm sóc bé ra sao, bé hamster của bạn cần chế độ dinh dưỡng ra sao, có thể và không thể ăn những gì không? Vạy chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé! 1. thức ăn chính của chuột hamster Thức ăn chính cho chuột hamster thì các loại hạt ngũ cốc là nguồn cung cấp Đạm và Dinh Dưỡng cần thiết, không thể thiếu mỗi ngày cho các Bé hamster như: Kê, Lanh, Gạo Lức, Mè, Đậu Xanh, Đậu Nành, Đậu Đỏ, Đậu Hà Lan, Lúa Mì…hiện bên cửa hàng Xứ sở thú cưng(Hamster Vĩnh Phúc) đã có những túi hạt ngũ cốc đóng gói sẵn giúp các bạn dễ dàng trong việc lựa chọn thức ăn cơ bản cho bé hamster nhà mình. 2. thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho chuột hamster Bên cạnh việc duy trì các loại thắc ăn cơ bản hàng ngày,chuột hamster cũng cần bổ sung một số loại dinh dưỡng cần thiết. Việc sử dụng thức ăn dinh dưỡng cho hamster không chỉ làm no bụng mà chúng còn giúp các bé hamster nhà bạn hấp thu được nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Dưới đây là một số thức ăn dinh dưỡng cho các bạn tham khảo: 3 thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho chuột hamster Giống như chúng ta, hamster cũng có riêng cho mình danh sách các loại đồ ăn vặt cho mình. là một dạng thú cưng vì vậy Hamster sẽ được các bạn nhỏ cưng chiều, vuốt ve và cho nhấm nháp những loại đồ ăn vặt mỗi khi bế trên tay như snack, hoa quả sấy dẻo, bánh quy… việc làm này không chỉ đơn thuần giúp các bé hamster no bụng mà nó còn giúp gắn kết tình cảm giữa bạn và các bé. ai lại không yêu những người cho mình đồ ăn ngon cơ chứ^^ 4. Thức ăn bồi dưỡng (dành cho bé suy dinh dưỡng và bé hamster mang bầu,sau sinh) sở dĩ các bạn vẫn thắc mắc tại sao người khác nuôi các bé hamster lại béo tròn, mũm mĩm đến vậy. thì đây chính là bí quyết để các bé nhà bạn béo tròn hơn. các bạn có thể cho bé ăn các loại như : phomai, cà rốt, sâu khô, bánh chó mèo, yến mạch… 5. thức ăn không nên cho hamster ăn Đã liệt vào hàng không nên là tất nhiên sẽ có rất nhiều điều không tốt cho các Bé nên chúng ta cần tuyệt đối nói không với khẩu phần ăn này nhé ! Không chọn thức ăn cay, nồng, nặng mùi : Các loại Hành Củ, hành lá, Tỏi, Khoai Tây Chiên, Khoai Tây Mọc Mầm… Cam, Quýt sẽ không cần với Hamster vì cơ thể Bé có thể tự tạo nên Vitamin C, chính vì vậy nếu cho ăn sẽ là thừa và lượng được trong Cam, Quýt dễ gây nên bệnh Tiểu Đường cho Bé. Không chọn Kẹo, đồ ngọt, và Những Chất dẻo, dễ dính, Chocolate… trên đây là những ý kiến đóng góp cho các bạn về vấn đề chọn thức ăn cho hamster! chúc các bạn thành công và có những bé hamster mũm mĩm như mong muốn.
Nhiệt độ thích hợp cho hamster là vào khoảng 18° C - 24° C. Nếu nhiệt độ đột ngột xuống thấp hơn 16° C thì hamster có thể bị hôn mê, nếu xuống thấp hơn 10° C thì có thể sẽ khiến bé Hamster tử vong. Vì thế, việc đầu tiên cần làm là thay đổi vị trí lồng vào khu vực ấm áp hơn trong nhà, gần nguồn nhiệt và tránh xa gió lùa. 1. Hãy lót dưới đáy lồng của bạn bằng một tấm chăn dày. Chăn không chỉ ngăn cách đáy lồng với mặt đất, nó giữ nhiệt bên trong. Nếu nhiệt độ phòng của bạn trong khoảng 15° C, một tấm chăn cách nhiệt sẽ không giải quyết được vấn đề này, bởi vì nó sẽ chỉ giúp giảm bớt cái lạnh. Nhưng chỉ cần ấm áp hơn một chút cũng tốt hơn rất nhiều, đặc biệt là cách này đơn giản và ít tốn kém nhất cho bạn. 2. Di chuyển lồng ra khỏi vị trí cửa sổ gió lùa, cửa ra vào các phòng. Khi bạn đặt lồng hamster cách xa khu vực không khí gió lùa thì sẽ giúp cho nhiệt độ trong lồng không bị giảm đi. Nhưng nên nhớ tốt nhất là bạn nên đưa lồng nuôi vào một phòng khác kín gió hơn và ấm áp hơn. 3. Thêm một số cách đơn giản và chi phí thấp để giúp giữ ấm cho phòng. Bạn có thể dùng một tấm nylon trong suốt, bông gòn hoặc băng dính để bịt lại các nguồn gió lạnh từ cửa sổ hoặc các khe cửa. Nếu phòng bạn có khả năng cách nhiệt tốt với hệ thống sưởi ấm hoàn thiện thì ko cần phải làm điều này. 4. Đặt một máy sưởi xách tay trong phòng - nhưng không bao giờ đặt bên cạnh lồng của hamster. Không khí ấm áp trong phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đén lồng hamster,còn nếu đặt bên cạnh lồng, nó quá nóng và có thể gây hại cho bé hamster vốn không thích nhiệt độ cao. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế vì bạn không thể đặt lò sưởi trong phòng nếu không có mặt ở nhà. Hamster của bạn cần một nhiệt độ ổn định, không biến động. 6. Bổ sung thêm nhà hoặc hang cho hamster trong lồng. Đơn giản cho bé hamster một căn nhà sứ hoặc gỗ trong lồng sẽ giúp bé tránh được không khí lạnh lẽo. Trong tự nhiên hamster thường đào sâu xuống lòng đất để giữ ấm, vì thế một căn nhà nhỏ cộng thêm một lớp lót dày sẽ giúp bé luôn cảm thấy ấm áp.
Bé chuột của bạn đang bị sốc nhiệt?? Hãy cùng với Pet Shop Xứ Sở Thú Cưng- Hamster Vĩnh Phúc tìm hiểu nguyên nhân và cách chưa trị nhé : Thời tiết mùa hè nóng nực, nhiệt độ nền cao không chỉ khiến mỗi người khó chịu, dễ sinh bệnh mà còn khiến vật nuôi cũng bị mệt mỏi. Hamster tuy nhỏ nhắn, linh hoạt nhưng vẫn dễ bị nền nhiệt cao gây nóng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Không khí oi bức, nóng nực kéo dài dễ khiến bé bị mệt hoặc bị mất nước. Phòng ngừa và giúp Hamster dễ chịu hơn trong mùa hè là điều mà bạn cần chuẩn bị. Đảm bảo không gian sinh hoạt của Hamster được thoải mái, mát mẻ thì Hamster mới có thể giữ được vẻ năng động, đáng yêu của mình và điều đó cũng khiến bạn bớt lo lắng, đau đầu chăm sóc khi bé bị bệnh. Dưới đây là những biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời khi Hamster bị sốc nhiệt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! Biểu hiện của bệnh Shock nhiệt Hãy để ý xem Người Bạn Nhỏ Chuột Hamster nhà bạn có những biểu hiện này không :https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2585509486854194&output=html&h=200&slotname=7040955534&adk=1084026706&adf=619309272&pi=t.ma~as.7040955534&w=878&fwrn=4&lmt=1654590475&rafmt=11&psa=1&format=878x200&url=https%3A%2F%2Fngolongnd.net%2F2021%2F04%2Fhamster-bi-soc-nhiet-bieu-hien-cach-xu-ly-kip-thoi.html&wgl=1&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiMTAyLjAuNTAwNS42MyIsW10sbnVsbCxudWxsLCI2NCIsW1siIE5vdCBBO0JyYW5kIiwiOTkuMC4wLjAiXSxbIkNocm9taXVtIiwiMTAyLjAuNTAwNS42MyJdLFsiR29vZ2xlIENocm9tZSIsIjEwMi4wLjUwMDUuNjMiXV0sZmFsc2Vd&dt=1654591394676&bpp=4&bdt=329&idt=421&shv=r20220602&mjsv=m202206060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D35d12 – Biếng Ăn – Mệt mỏi, ít chơi – Hay nằm – Mắt nhắm nghiền lại mở không ra, nhưng không phải do ghèn. – Thở gấp – Người nhìn gầy và bộ lông hơi ướt nhẹ 2 phần bên hông hoặc dưới cổ. Nếu Bé có những triệu chứng trên thì rất có thể Bé nhà bạn đã bị sốc nhiệt. Nguyên Nhân khiến Hamster bị sốc nhiệt Nguyên nhân khách quan từ môi trường : Khí hậu thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại. Hay vô tình từ chính mình làm thay đổi môi trường của Bé. Có khi chỉ vì do thương Bé : – Chẳng hạn như bé đang sống trong môi trường bình thường, Bạn đi học về, bế Bé vào phòng kín và mở máy lạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến Bé dễ bị sốc nhiệt, mà chính ta lại không nghĩ đến. – Cũng có trường hợp nhà bạn sử dụng máy lạnh suốt, và một ngày cúp điện, hoặc bạn đi đâu ra khỏi phòng, bạn tắt máy lạnh, còn Bé vẫn đang ở trong phòng. Đây là nguyên nhân chính thứ 2 làm Bé bị Sốc Nhiệt. Bạn đặt Bé ngay cửa sổ vào buổi chiều tối hoặc sáng, với suy nghĩ giúp Bé mát, nhưng vào buổi trưa nắng lại quên mang Bé vào chỗ mát. Đây là nguyên nhân thứ 3. Nguyên nhân thứ tư là Bé sống ở môi trường quá nóng, hoặc quá lạnh. Trong khi nhiệt độ thích hợp để Bé được sống khỏe trung bình là từ 16 đến 32 độ C. Cách chữa trị nếu bé nhà bạn bị shock nhiệt Thực hiện ngay thao tác ổn định nhiệt cho Bé. Ở đây đa phần Bé bị do thân nhiệt đang cao. Nên chúng ta có thể xem ngay ở nhà có một nền gạch men / gạch tàu… mát. và chọn nơi với một khuông viên an toàn dành riêng cho Bé ( bảo đảm không có chó mèo, kiến… ) vì chúng ta sẽ đặt Bé nằm trực tiếp xuống dưới nền gạch. Dùng giẻ thấm nước lạnh ( hơi mát ) lau sạch nền gạch và để khô. Đặt Bé xuống nền. Xung quanh Bé có thể được bảo vệ bởi khung lồng nhỏ, tương tự như hình, nếu bạn đang nuôi bằng lồng sắt… Đừng lo lắng quá rồi lại bế bé lên xem, rồi lại để xuống. Bạn hãy để Bé được nằm nghĩ, là làm mát. Sau khoảng 7 – 10 phút, Chúng ta có thể đưa bình nước sạch quay vòi nước đến miệng Bé để Bé có thể uống, nếu Bé đang khát. Hoặc đưa phomai để Bé liếm/ăn theo phản xạ. Điều này sẽ giúp Bé lấy lại sức nếu đang đói ngay khi bị bệnh và không đứng dậy đi ăn nổi. Cho một cái nhà ở bằng sành, nhà tắm ( đổ bỏ cát tắm đi – nếu không có nhà ngủ ) và cho Bé tiếp tục nằm vào và cho Bé vô lồng. Vòi nước và chén ăn lúc này có thể thấp hơn chút xíu. Nếu có điều kiện hãy tách Bé sang một lồng khác, để tránh các bé khỏe mạnh còn lại chạy giỡn đè lên người Bé.Với tất cả những sự tận tình trên của Bạn, thường Bé sẽ dần phục hồi và khỏe lại sau 2 giờ đến 1 ngày. Trên đây là một chút kinh nghiệm giúp các bạn có thể hiểu thêm và áp dụng cho bé chuột hamster của mình, để bé luôn có một môi trường sống tốt, đảm bảo sức khỏe nhé!
Chào các bạn! Hôm nay mình rất lo lắng khi có bạn khách báo rằng bé hamster mẹ của bạn vì một lý do nào đó đã bị mất. Shop đã cố gắng để động viên bạn cố gắng tìm kiếm xem bé ở đâu, và nếu bé hamster mẹ không quay về thì phải chăm sóc bé hamster baby ra sao. Bằng tất cả kinh nghiệm của mình trong gần 10 năm chăm sóc các bé , Shop Hamsrter Vĩnh Phúc (Xứ sở thú cưng) Xin được chia sẻ với các bạn cách mà mình đã làm để chăm sóc các bé cụ thể từng bước . Có thể các bạn có nhiều luồng thông tin khác nhau nhưng vẫn đề mình chia sẻ dưới đây mình đã áp dụng và chăm sóc các bé tỉ lệ thành công 90% chứ mình không nói là 100% tuy nhiên mình chưa để bé nào bị rủi ro luôn các bạn ạ. Phải làm sao khi hamster mẹ bị mất Nếu bé mẹ bị xổng ra ngoài thì bạn hãy bình tình tìm bé quanh đó xem , đặc biệt các góc khuất, bé hamster mẹ cũng có thể leo trèo lên rèm , cạnh cửa .... chui vào gầm bàn, ngăn tủ .... Ngoài ra bạn có thể dò được vị trí của bé qua phân bé đi vệ sinh và thức ăn mà bé càm mang theo. Cách tiếp theo là bạn có thể dùng mổi ăn để thử vị trí của bé Bé hamster mẹ bị mất hẳn hoặc bị chết Khi này thì bạn nên bình tĩnh để tập trung chăm sóc các bé hamster con như mình chia sẻ dưới đây: VẬT DỤNG CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ TỰ CHĂM SÓC HAMSTER CON Một chiếc lồng nhỏ kích thước không quá 30cm là tốt nhất (lý do mình chia sẻ phần sau) Một bịch sữa không đường( khuyên dùng TH) hoặc sữa cho em bé sơ sinh Tăm bông ngoáy tai Bình nước chuyên dụng hamster Giấy ăn Thời gian TIẾN HÀNH CHUYỂN BÉ SANG Ổ MỚI . Mình sẽ chia sẻ luôn , tại sao lại là một chiếc lồng ko nên quá rộng , khi bé hamster của bạn còn nhỏ, các bé chưa di chuyển được nhiều nên một chiếc lồng rộng quá là không cần thiết, 2 đến khi bé tập ăn tìm đồ ăn và nguồn nước sẽ không mất nhiều thời gian . . Để chuyển ổ bạn nên thay luôn lớp lót chuồng cho các bé nhỏ sạch sẽ , chỉ để lại một lớp lót cũ giữ lại mùi để các bé không bị căng thẳng, bất an . Lý do mình dọn vì mình nuôi chăm sóc bằng sữa ngoài rất dễ bị kiến nên các bạn chú ý dọn thường xuyên hơn CHO HAMSTER CON ĂN GÌ KHI MẤT MẸ Như mình đã nói đó là sữa không đường hoặc sữa công thức cho trẻ , các bạn cho ăn như sau Thời gian , các bạn nên chia nhỏ, nhiều bữa ăn trong 1 ngày, khi các bé dưới 5 ngày thì 5 bữa 1 ngày, 10 ngày đến 15 ngày tầm 4 bữa, 15 tới 20 ngày 3 bữa sữa Cách cho bé ăn, các bạn nhớ đặt sữa lượng nhỏ vào 1 chiếc chén nhỏ thôi , hâm cho sữa ấm lên nếu là sữa tươi hoặc pha theo công thức nếu là sữa cho em bé Dùng tăm bông thấm sữa đặt vào miệng bé chuột hamster baby( chú ý không để tăm bông giọt sữa dễ làm bé sặc) Mới đầu bé chưa quen nhưng bạn yên tâm bé biết rất nhanh từ lần thứ 2 Thời gian 12 ngày đầu bạn hoàn toàn cho bé ăn như vậy , sau khi ăn mỗi lần 5 phút chú ý dùng tăm bông thấm nước ấm mềm xoa nhẹ vào bộ phận sinh dục của bé chuột hamster để kích tiểu cho bé LƯU Ý KHI CHO BÉ HAMSTER BABY UỐNG SỮA Tuyệt đối không sử dụng ống tiêm để bơm hay lọ gì để bơm , bé sặc rất khó cứu Giai đoạn bé trên 12 ngày có thể cho một chút sâu sấy, mè đen, yến mạch cán để bé tạp ăn và để 1 lượng sữa tươi nhỏ vào bình nước , mỗi lần bé ăn bạn nên để bé gần đó để tăm bông gần đó để bé dần tiếp xúc với bình sữa , thường thì 1 ngày các bé sẽ tự biết ra uống sữa Từ 15 ngày các bạn chú ý có thể bé tự bò ra uống sữa và ăn rồi nhưng vẫn bổ sung thêm 3 bữa sữa tránh có bé chậm hơn và thêm 1 bình nước bên cạnh nhé Từ 20 ngày trở đi bạn hoàn toàn yên tâm khi bé tự uống sữa rồi , tự ăn tự uống nước Ngoài 25 ngày thì các bạn chăm bé bằng đồ ăn mềm và ăn hạt rồi nhé! Chúc các bạn thành công\ Trên đây là bài hướng dẫn shop Hamster Vĩnh Phúc(Xứ sở thú cưng) Đã chia sẻ bằng cả kinh nghiệm và sự yêu thương cũng như tâm huyết với các bạn , rất mong sẽ giúp cho các bạn chăm sóc các bé chuột hamster con không may mắn mất mẹ được tốt hơn! Các bạn cần liên hệ có thể theo dõi kênh youtube của shop để xem những bài chia sẻ hay hơn: https://www.youtube.com/channel/UCgw8h_LWbCX0s5jPFg_thWg Liên hệ với shop qua fanpage :https://www.facebook.com/XUSOTHUCUNG/ ZALO : 0974525388 #hamstervinhphuc #chuotlangvinhphuc #thocanhvinhphuc #shopchuothamster
Có phải bạn đang lo lắng không biết phải làm sao để bé hamster của bạn được chăm sóc một cách tốt nhất vào những ngày nắng nóng?? Bạn sợ bé hamster bị sốc nhiệt? Bạn không thể bật điều hòa cho bé cả ngày? Vậy hãy cũng với Xứ Sở Thú Cưng- Hamster Vĩnh Phúc tham khảo một số cách dưới đây nha: Đầu tiên là hãy lưu ý đến nơi đặt lồng hamster, chuồng hamster nhé. Tránh để lồng ngoài trời nắng nóng, tránh khu vực cửa sổ nơi mà nhiệt độ thay đổi liên tục hoặc có ánh nắng chiếu, chịu ảnh hưởng nhiệt nhiều Nếu có thể nhà tắm hay một căn phòng mát mẻ được ưu tiên nhé! chú ý vệ sinh Đối với các bạn có phòng điều hòa thì pet shop Xứ Sở Thú Cưng- Hamster Vĩnh Phúc cũng lưu ý với các bạn không bật điều hào đột ngột mà hãy để nhiệt độ hạ dần để bé kịp thích nghi nhé Tất cả các sản phẩm làm mát trên thị trường đều sẽ chỉ có tác dụng 1 time ngắn , nếu có thể nên sử dụng đá làm mát dành cho quạt hơi nước, các bạn lưu ý bên trong sản phẩm này là dung dịch đặc biệt . không được để trực tiếp vào chuồng lồng tránh bé gặm nhé! Phương án đơn giản hơn mà Pet Shop Xứ Sở Thú Cưng- Hamster Vĩnh Phúc gợi ý cho các bạn đó là 1 ly nước đá đặt cạnh lồng bé để nước tự bốc hơi Để quạt thổi thì phải để xa và nhẹ tránh bé bị mất nước nhé! Vấn đề lót chuồng Mùa hè nóng lực thì bạn có thể sản phẩm các sản phẩm cát lót cho bé như cát buddy trắng, buddy nâu, cát bi. lưu ý lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt, ít bụi Pet Shop Xứ Sở Thú Cưng- Hamster Vĩnh Phúc cũng đặc biệt chia sẻ với các bạn các bạn là chế độ dinh dưỡng, đúng là cho ăn 1 chút rau quả xanh sẽ giúp bé thích hơn , mát miệng bé hơn chút nhưng nếu không có kinh nghiệm cho việc này thì không nên áp dụng , bé dễ tiêu chảy mất nước lắm nhé Mong các bạn đã có những lời khuyên hữu ích để giúp các bé hamster của mình tránh nó
Bế hamster là 1 trong những thú vui của việc nuôi hams, nhưng nếu bạn chưa thành công trong việc huấn luyện hamster thì bạn sẽ ko có nhìu may mắn trong việc bế 1 bé hams. Hamter nhìu khi có thể cắn, nhưng điều wan trọng nên nhớ là khi hams cắn có nghĩa là chúng đang sợ và bảo vệ chúng theo cách tốt nhất mà chúng biết. Nếu bạn bình tĩnh và nhẹ nhàng trong việc bế hams, và đôi khi hối lộ hams bằng những thứ đồ ăn chúng thích có thể dẫn đến thành công trong việc huấn luyện hams. Những nguyên tắc cơ bản trong việc huấn luyện hams: Để ẵm và huấn luyện hams dễ hơn, sau đây là 1 vài nguyên tắc đơn giản để bảo đảm hams của bạn ko bị stress trước khi bạn bế bé : – Khi bạn đem về nhà 1 bé hams mới, cho bé 1 tuần hoặc hơn để bé wen với chỗ ở mới và môi trường xung wanh trước khi bạn ẵm thường xuyên. – Bảo đảm cho hams 1 chỗ ở tốt, đủ rộng và những thứ cần thiết khác để giảm thiểu stress. – Đặt lồng hams của bạn ở nơi nào có người xung wanh, nhưng ko bị làm phiền bởi quá nhiều tiếng ồn, bị quấy rầy bởi những vật nuôi khác, hoặc những sự phiền nhiễu khác (nhất là vào ban ngày, khi hams ngủ). – Đừng làm phiền hoặc cố gắng ẵm hams vào lúc bé đang ngủ. Chỉ nên ẵm hams hoặc huấn luyện khi hams đã nhận thức đc chỗ của chúng, đánh thức 1 bé hams khi bé đang ngủ chỉ làm cho bé trở nên cộc cằn và khó gần hơn. Huấn luyện hams : Việc huấn luyện cần có thời gian và kiên nhẫn. Đừng vội vàng và dành thời gian để hiểu bé hams của bạn và phản ứng theo những ám hiệu của bé. Điểm mấu chốt là tạo lòng tin ở bé hams, để bé có thể biết chắc là ko có gì phải sợ bạn cả. Nhớ rằng nếu bạn ép hams wá mức thì hams có thể bị stress, và điều đó sẽ làm hams khó tin bạn hơn. Phải chắc hams của bạn ko bị stress bởi bất kì bước nào sau đây trước khi bạn làm bước típ theo : – Bước 1 : cho hams của bạn thời gian để wen với môi trường mới. Dấu hiệu để biết là bé có thể tự nhiên ăn, uống hoặc chơi đùa với sự có mặt của bạn. – Bước 2 : dành nhiều thời gian ngồi xung wanh lồng hams của bạn và nói chuyện với bé để bé wen giọng bạn. Ko biết phải nói gì? Hãy thử đọc 1 to cuốn sách hoặc hát cho bé. – Bước 3 : Đút cho bé 1 vài thức ăn bé thích (hạt hướng dương, nho khô hoặc 1 vài loại trái cây khô khác) bằng tay. Bắt đầu đút cho bé wa những song chắn (nếu lồng ko có nhìu song chắn thì đút bé ở ngoài cửa lồng), và khi hams chạy đến chỗ thức ăn, thử đặt tay vào trong lồng, đừng đụng vào bé mà hãy để bé tự chạy đến khám phá tay bạn. – Bước 4 : đặt thức ăn lên tay bạn để hams phải leo lên tay để lấy thức ăn, hoặc bé sẽ đặt lên để với lấy thức ăn. Một lần nữa, đừng cố thúc đẩy, hãy để bé hams đến với bạn. – Bước 5 : Đặt thức ăn vào giữa lòng bàn tay để hams phải leo hẳn lên tay bạn để lấy thức ăn. Khi hams đã mạnh dạn làm việc này, hãy thử cúp tay lại và ẵm bé lên. Hams của bạn có thể nhảy xuống trong những lần đầu tiên nhưng hãy cứ nhẹ nhàng và bền bỉ để sau đó bé hams có thể nhận ra đc tay bạn là an toàn. Thời gian để huấn luyện hams khác nhau, tùy theo độ tuổi và tính cách của bé hams. Bé có thể nhanh chóng chấp nhận đc bế lên hoặc có thể mất đến cả tháng hoặc hơn. Bế hams như thế nào: Cách tốt nhất là bạn khum tay lại và tay kia thì để sau lưng bé đề phòng khi bé nhảy khỏi tay bạn (nhìu khi có thể bị thương). Đặc biệt là lần đầu tiên, nên giữ bé ở trong lòng bạn hoặc trên những bề mặt mềm, an toàn khi bé té hoặc nhảy xuống. Khi thấy bé thoải mái hơn thì hãy để bé bò từ tay này wa tay kia hoặc bò lên cả cánh tay. Bạn cũng có thể típ tục cho bé ăn, mặc dù lúc này bé có thể ko thích ăn khi xung wanh có nhìu thứ thú vị hơn để khám phá. Bế 1 bé hams chưa đc huấn luyện: Có thể sẽ có nhìu lúc bạn cần phải bế hams ngay cả khi bé chưa đc huấn luyện, nhất là khi bạn cần dọn lồng. Nếu vậy thì bạn hãy dùng 1 cái cốc (hoặc 1 ống chui = giấy bịt kín 1 đầu) đặt trước mặt bé hams, từ từ dồn bé vào trong cốc. Vài bé tò mò sẽ tự chui vào cốc ngay lập tức. Bao tay hoặc khăn mỏng cũng có thể dùng nếu bạn phải bế 1 bé hams hay cắn và khi dùng cốc ko đc. Vấn đề là điều này có thể gây stress cho bé và bé sẽ chống lại việc bế nhiều hơn nữa. Nếu bắt buộc phải dùng cách này thì bạn nên cố gắng càng nhẹ nhàng càng tốt. Tip: nếu bạn cần dọn lồng của bé chưa đc huấn luyện, hoặc muốn cho bé hams ra khỏi lồng để exercise, hãy dùng bồn tắm sạch và khô. Bảo đảm ống dẫn nước đã được bịt kín, và đóng cửa phòng tắm, bồn toilet (để đề phòng nếu hams của bạn là 1 bé “super jumper” nhưng thường thì bé ko ra khỏi cái bồn tắm đc). Đặt lồng hams vào trong bồn, mở cửa lồng và để hams của bạn chui ra khám phá (cách này ko áp dụng đc nếu bạn nuôi bằng hồ kiếng). Dùng thức ăn để dụ bé ra nều cần thiết. Khi bé đã ra ngoài, lấy lồng ra khỏi bồn và lau dọn, sau đó đặt lồng vô lại, mở cửa lồng, dùng thức ăn dụ bé chui vào. Một vài người thích ngồi vào bồn tắm với bé để bé quen sự có mặt của họ.
1. Độ tuổi Hamster có thể giao phối và mang thai Hamster có thể bắt đầu được nuôi từ khi còn nhỏ ở 4-6 tuần tuổi. Tốt nhất bạn không nên ghép đôi hamster trong thời gian này vì nó còn chưa hoàn toàn trưởng thành, việc mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải tách đàn hamster riêng ra hai nhóm đực và cái để tránh tình trạng kết đôi quá sớm và tình trạng giao phối cận huyết 2. Thời gian ghép đôi đực cái Hamster thông thường có chu kỳ mang thai trong khoảng 16 – 22 ngày, do đó nếu hamster cái sống cùng hamster đực trong khoảng thời gian này thì sẽ có khả năng có thai. Trường hợp hamster cái ở một mình dài hơn 4 tuần thì chắc chắn không phải nó sắp sinh baby. 3. Uống nhiều nước : Thông thường vài ngày trước lúc sinh Hams mẹ uống nước đặc biệt nhiều. Nếu uống càng nhiều so với lúc bình thường thì số lượng Hams con cũng sẽ nhiều do vậy cần có sự chuẩn bị tâm lý. 4. Đi tiểu nhiều lần : Uống nước nhiều thì số lần đi tiểu cũng nhiều. Hình như đây là sự liên hệ tất nhiên, không cần phải giải thích. Nhưng Hams mẹ trước lúc sinh thì số lần đi tiểu tương đối nhiều, chốc chốc lại thấy nó đến nơi cố định để đi tiểu. Điều này được khoa học giải thích như sau: trọng lượng của Hams con làm cho tử cung của Hams mẹ bị sa xuống và ép sát vào hệ thống bài tiết của Hams mẹ, từ đó làm cho số lần bài tiết của Hams mẹ tăng lên. 5. Cơ thể hình quả lê :Dấu hiệu này tương đối rõ với Hams mẹ trước lúc sinh vài ngày. Đôi lúc chúng ta có cảm giác là bụng của Hams mẹ đột nhiên lớn ra sau một đêm. Bụng của Hams mẹ lúc mang thai tương đối lớn, đi lại chậm chạp. Nếu chúng ta bế Hams mẹ lên tay, dùng ngón trỏ đăt nhẹ lên bụng thì có lúc sẽ cảm nhận được có một khối cứng nhỏ nhưng không rõ ràng lắm. Nhưng đừng làm như vậy vì dễ dẫn đến vấn đề lưu sản. 6. Hai hàng vú xếp thẳng hàng : Dấu hiệu này cũng dễ thấy vào mấy ngày trước lúc Hams mẹ sinh. Trước đây đầu vú của Hams mẹ do bị lông che phủ nên không nhìn thấy rõ còn bây giờ chúng ta sẽ dễ dàng thấy được. Hams mẹ có 8 đầu vú, phân bố gần tứ chi, mỗi bên có 2 cái và đối xứng đều 2 bên. Nhưng lúc mang thai chúng ta chỉ nhìn thấy 6 đầu vú bên dưới, mỗi bên có 3 cái, giống như hàng nút xếp thẳng hàng ở những kiểu y phục cũ. Nhưng đừng có cho rằng lúc nhìn thấy hiện tượng này là Hams mẹ mang thai vì lúc chuột rụng lông thì chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy đựơc đầu vú. 7. Để ý hamster mẹ bắt đầu làm tổ Không phân biệt đực hay cái, Hams tương đối tích làm tổ. Có lúc chúng ta sẽ cho chúng loại tổ chuyên dụng nhưng chúng sẽ làm như không thấy để tự mình làm một cái tổ theo ý thích của mình. Lúc Hams mẹ mang thai thì nó sẽ cảm thấy cái tổ hiện tại không đủ yên tĩnh hoặc không đủ lớn và nó sẽ tích cực chọn một nơi khác để xây cho mình một cái tổ khác. Lúc này chúng ta hãy cung cấp dăm gỗ hay gỗ vụn cho nó để nó có đủ vật liệu xây cho mình nơi sinh lý tưởng. 8. Nhận thấy hams mẹ bắt đầu cất giấu thức ăn Hamster sắp sinh có thể bắt đầu ăn ít hơn bình thường, và cũng ẩn giấu đi nhiều thức ăn hơn đi, có lẽ ở trong tổ. Rõ ràng, bản thân điều này không xác nhận việc mang thai, nhưng nó sẽ làm đầy đủ hơn các dấu hiệu. Không phải chỉ có Hams mẹ trong thời gian mang thai mới có hành động tích trữ lương thực, nhưng với Hams mẹ thì tương đối rõ. Sau khi đã xây cho mình một cái tổ lý tưởng thì thông thường nó sẽ chuẩn bị nhiều lương thực trong tổ của mình, chủ yếu là những thức ăn dễ ăn. Trước lúc sinh 2 ngày Hams mẹ không ra khỏi tổ do nguyên nhân tổn hao thể lực và cũng do nguyên nhân bảo vệ Hams con. Chúng ta cần chú ý một điều là: đừng cho rằng đây là hành động lãng phí và lấy bớt lương thực đi. Vì Hams mẹ sẽ phán đoán số lượng chuột con và lượng thức ăn mà nó tích trữ được để ” giải quyết” những Hams con có thể chất kém. 9. Hiện tượng đau từng cơn : Hams con không nằm yên trong bụng mẹ mà cứ cựa quậy liên túc, cứ thích duỗi chân và tay làm cho Hams mẹ cảm thấy không yên tâm. trong thời gian nghỉ ngơi, toàn thân của Hams mẹ cứ thỉnh thoảng lại run lên đó là do hiện tượng đau từng cơn và lúc sắp sinh thì số lần xuất hiện của hiện tượng này càng nhiều. 10. Liếm phần bên dưới : Hams mẹ cúi đầu liếm phần đó là do nó đang tự mình kiểm tra xem Hams con đã chào đời hay chưa. Tất nhiên liếm phần bên dưới là một trong những thói quen của chuột nhưng nếu để ý thì chúng ta sẽ thấy thời gian liếm lúc này lâu hơn so với bình thường. LƯU Ý : Nếu bụng sưng to kéo dài hơn 7-10 ngày mà hamster không sinh sản (hoặc nếu nó không thể hiện thêm các dấu hiệu khác của việc mang thai), hãy đưa nó đến shop Hamster để được khám vì có khả năng nó đang mắc bệnh nào đó.