logo Hamster Vĩnh Phúc

Cách chăm sóc

Cách chăm sóc bọ ú, chuột lang, guineapig

Cách chăm sóc bọ ú, chuột lang, guineapig

Chế độ dinh dưỡng cho bọ ú lông xù Guinea Pig. Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các bé bọ ú lông xù guinea pig. Trong khẩu phần thức ăn, cần phải đảm bảo cho các bé đầy đủ các chất và vitamin để các bé luôn được khỏe mạnh. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ còn hỗ trợ rất nhiều đến sự óng mượt của lông, da, sự trưởng thành, sinh sản và sức đề kháng phòng chống bệnh tật cho các bé. Một điều rất rất là quan trọng nữa đó chính là cơ thể của các bé Guinea Pig không có khả năng tự tổng hợp vitamin C cho cơ thể. Do vậy bạn phải thường xuyên bổ sung nguồn vitamin C cho các bé từ bên ngoài vào. Mà chủ yếu đó chính là thông qua thức ăn cho các bé. Khẩu phần ăn của các bé Guinea Pig thường phải cung cấp đầy đủ các chất như sau 20% Protein, 16% chất xơ, và 1 gam Vitamin C trong mỗi kg. Các bé bọ ú lông xù Guinea Pig uống rất nhiều nước và thức ăn đặc biệt dành riêng cho chúng cũng cần cung cấp nhiều nước. Guinea Pig có thể ăn thức ăn của thỏ, tuy nhiên bạn không nên cho bé ăn trong thời gian dài. Vì cơ bản cơ thể của các bé guinea pig sẽ khác với các bé thỏ, chế độ dinh dưỡng của bé cũng sẽ phải khác. Các bé bọ ú lông xù Guinea Pig là loài ăn cỏ, vì thế tuyệt đối tránh các loại thức ăn sau : Không nên cho bé ăn các loại drop ( như Yoghurt Drop ) vì các loại này có nhiều chất béo, đường và giàu Calcium không tốt cho sức khỏe của bé. Không nên cho bé ăn các loại hạt, trái cây sấy khô. Tuyệt đối không cho các bé ăn thịt. Không nên cho các bé ăn thức ăn của thỏ trong thời gian dài (có thể cho ăn chữa cháy trong 1-2 ngày bạn không có điều kiện mua thức ăn. Các bé guinea pig là động vật ăn cỏ, rau củ. Trong khi cám của thỏ thì chỉ là ngũ cốc chứa nhiều béo, đường, tinh bột lại không có vitamin C nên hoàn toàn không tốt cho Guinea Pig nếu sử dụng trong thời gian dài. Mỗi ngày bạn nên thường xuyên cho bé ăn các loại trái cây, rau xanh củ quả như rau diếp (salad), cải cúc, cải đỏ, củ cải trắng, dưa chuột, dưa hấu, táo… Hoặc các loại cỏ như cỏ voi, cỏ đinh lăng… Các loại rau củ quả tươi này sẽ cung cấp nhiều nước và vitamin C cho các bé. Lưu ý là bạn không nên cho các bé ăn quá nhiều bắp cải trắng. Ăn nhiều bắp cải trắng dễ dẫn tới thiếu hụt iot. Cỏ Khô – ngoài khẩu phần rau xanh ra. Cỏ khô cũng giữ vị trí rất là quan trọng trong thực đơn của các bé để duy trì sức khỏe cho các bé. Cỏ khô nên chiếm 75% chế độ dinh dưỡng của các bé. Các bạn lưu ý khi mua cỏ phải lựa cỏ xanh, có mùi thơm và không có quá nhiều vụn cỏ. Cỏ khô ung cấp một lượng cỏ khô thích hợp sẽ giúp các bé bổ sung nhiều chất xơ, tăng cường sứ khỏe hệ tiêu khóa cho các bé, giúp các bé cảm thấy hạnh phúc hơn. Guinea pig cũng thuộc họ nhà thò vì thế 2 răng cửa của bé luôn mọc dài ra, và các bé cần phải luôn ăn hoặc nghiền răng mình để có độ dài ổn định. Vì thế cỏ khô là lựa chọn duy nhất và là nguồn cung cấp đạm và chất dinh dưỡng cho bé mà không có quá nhiều đường bột như ngũ cốc khiến các bé dễ béo phì. Cỏ Alfalfa ( cỏ Linh Lăng ) có chứa hàm lượng protein, calcium và Carbonhydrates cao và là nguồn thức ăn chính cho các bé Guinea Pig baby dưới 3 tháng tuổi hoặc các bé mẹ đang mang thai và chăm sóc con nhỏ. Một số bé đang điều trị bệnh không nên cho ăn loại cỏ có nhiều hàm lượng calcium. Việt Nam có hạt giống cây này, người ta thường gọi là “rau mầm” được trồng và ăn khi chỉ vừa nhú. Bạn có thể mua về trồng lên cây cho bé ăn. Cỏ Timothy ( cỏ đuôi mèo ) Còn gọi là cỏ đuôi mèo, các loại cỏ ở Việt Nam hoàn toàn ko giống loại cỏ này. Không có hạt giống cỏ này tại Việt Nam. Dùng cho các bé Guinea Pig từ sau 3 tháng tuổi trở đi. (từ 3th-6th nên trộn timothy và alfafa với nhau để bổ sung đủ chất cho bé, sau đó mới chuyển hẳn sang timothy). Tuy nhiên trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm cỏ nén mà nguyên liệu chính là cỏ đuôi mèo timothy. Các bạn có thể mua để trộn cho các bé ăn. Chú ý đây là cỏ nén thực phẩm cho bé khác với gỗ nén lót chuồng cho các bé nhé. Tuy nhiên trên thị trường cũng có nhiều thương hiệu mỗi loại có tỉ lệ và thành phần khác nhau. Các bạn nên chọn kỹ sao cho đảm bảo (chứa ít nhất 8% protein, 16% xơ, 1 gram vitamin C). Lưu ý nên bảo quản thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát, không nên mua tích trữ quá nhiều vì theo thời gian, thức ăn sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng. Vitamin C Như Xusohamster đã đề cập lúc đầu các bé Guinea Pig không thể tự tổng hợp vitamin C cho chơ thể. Vì vậy các bạn cần cung cấp thêm Vitamin C cho bé ngoài vitamin từ rau củ, hãy pha với nước uống của bé với axit ascorbic – pha khoảng 200mg Vitamin C trong mỗi lít nước. Bên cạnh đó bạn có thể nhiều lá cải diếp (sà lách) hay ¼ trái cam tuơi mỗi ngày. Bạn hãy rữa sạch các loại trái cây trước khi cho bé ăn. Trái cây tươi và rau quả là thức ăn bổ sung chứ không phải thức ăn chính, vì thế không nên vượt quá 15% khẩu phần ăn hằng ngày của các bé. Nước uống Guinea Pig cần nước luôn sẵn sàng, đặc biệt vào mùa nóng. Bạn nên thay nước mới mỗi 2 ngày và phả

21/01/2023 Xem tiếp
Vấn đề  sức khỏe của các bé bọ ú

Vấn đề sức khỏe của các bé bọ ú

Kiểm tra sức khỏe cho các bé bọ ú lông xù Guinea Pig – phòng bệnh hơn chữa bệnh nè! Hằng ngày ngoài việc cho các bé bọ ú lông xù Guinea Pig ăn, uống và vui chơi các bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho các bé để nếu phát hiện sức khỏe các bé không được tốt, điều trị sớm sẽ giúp các bé mau khỏe mạnh hơn nha. Kiểm tra mắt của bọ ú Guinea Pig. Hãy quan sát mắt của các bé bọ ú lông xù Guinea Pig nhé, các bé khỏe mạnh thì mắt sẽ mở to, không híp hay đỏ hoặc chảy nước mắt. Nếu bạn phát hiện mắt bé hơi híp híp, có nước mắt chảy ra hoặc mắt bé bọ ú của bạn bị mờ đục thì mắt bé có vấn đề rồi đấy nha. Có thể do bụi hoặc vật gì như bụi cỏ, bụi mạt cưa vướng vào mắt của bé bọ ú lông xù của bạn. Đôi khi có thể là do các bé bị tắt tuyến lẹ. Bạn hãy thử dùng thuốc nhỏ mắt nhỏ vào cho bé. Nếu bé bọ ú của bạn vẫn chưa khỏe hơn thì hãy mang các bé tới tiệm thú y để bác sĩ trợ giúp ngay nhé. Theo dõi việc ăn uống của các bạn. Nếu bạn thấy bé ăn rồi nhả ra, thì có thể bé không thích món ăn đó. Bạn hãy đổi món cho bé xem thế nào nhé! Tuy nhiên nếu sức khỏe bé có vấn đề thực sự, bé sẽ chán ăn, không hứng thú với việc ăn uống. Hãy nhanh chóng bổ sung một số loại thức ăn thiết yếu giàu chất dinh dưỡng hoặc các loại thức ăn mà bình thường bé thích ăn đồng thời bổ sung thêm vitatmin qua nước uống cho các bé nhé. Sau đó hãy kiểm tra kỹ hơn, có thể các bé bọ ú lông xù guinea pig của bạn đang bị biếng ăn do vấn đề về răng miệng (có nấm trong miệng, gây nhiễm trùng dẫn đến các bé lười ăn), cũng có thể răng của các bé không được bào mòn dẫn đến ra cắn vào môi hay các răng ko khớp nhau làm các bé bọ ú khó gặm thức ăn. Lúc này bạn nên cho các bé ăn các món ăn cứng để bào mòn răng cho các bé. Các bé guinea pig cũng giống như hamster, răng các bé sẽ dài ra nên chúng cần được bào mòn thường xuyên. Cách di chuyển: Nếu thí bé bọ ú lông xù guinea pig của bạn đang đi khập khiễng, hãy kiễm tra ngay bàn chân của bọ ú Guinea Pig có bị sưng hay tấy đỏ gì không. Sưng, đỏ tấy là do nấm, vi khuẩn gây nên. Ngoài ra, bọ ú Guinea Pig đi khập khiễng còn do móng chân mọc quá dài. Bạn cũng phải chú ý là thường xuyên cắt móng chân cho bé nha Có vài trường hợp chân guinea pig không cử động được, đó là do sự thiếu hụt canxi hay bị bong gân, trặc cơ lúc này bạn phải nhanh chóng đem bé ra tiệm thú y ngay nha. Nhìn tổng thể xem bé guinea pig của bạn có khoẻ không? trông bé vui hay uể oải. Tai của bé cưng của bạn có dựng lên o, hay cụp xuống hơn mọi ngày ? ( đối với những bé tai dựng ). bé có năng nổ, đòi ăn vào mỗi buổi sáng o ( cái này hầu như bọ ú Guinea Pig nào cũng có )nếu có thì phải tìm hiểu ngay nguyên nhân do đâu, thí dụ như bọ ú Guinea Pig có bị sưng ở đâu o. bọ ú Guinea Pig không thể hiện những triệu chứng khác thường sớm hơn chúng trở bênh, vì bé nó là động vật bị ăn thịt, đôi khi dấu đi tình trạng sức khoẻ của mình cũng là 1 cách tự vệ ) Tiếp theo, hãy mang bọ ú Guinea Pig ra ngoài và check xem bé có bị ốm đi không. Kĩ càng hơn thì phải cân đo thường xuyên để theo dõi sức khoẻ. nếu có bị ốm thì phải bổ sung thêm cho bé nhiều thức ăn, có khoẻ mới chống lại đc bệnh tật. Vuốt ve bọ ú Guinea Pig thường xuyên sẽ dễ nhận ra bé có bị ốm đi không, và nếu bé có bị rụng lông thì cũng dễ biết hơn.Rụng lông là do nhiều nguyên nhân, điển hình như bị chấy, rận, bị nấm hay dị ứng với xà bông tắm .Lồng wá dơ cũng gioán tiếp gây nên rụng lông; nếu thấy lông xấu đi thì phải bổ sung thêm Vitamin C cho bọ ú Guinea Pig. 1. Tình trạng bé pị đau đớn, khó khăn khi tiểu: Nếu thấy bọ ú Guinea Pig cố co người lại và bạn có thể nghe những tiếng khúc khích, rê rế ở bên dưới chúng thì có thể bọ ú Guinea Pig đã bị nhiễm trùng đường bài tiết nc tiểu, phải mang đến pet care ngay. Nếu tiểu ra máu thì bọ ú Guinea Pig đã bị sỏi thận, bọc mủ tử cung hay nhiễm trùng đường bài tiết Nếu bị bón thì tăng thêm số lượng thức ăn tươi như rau, quả 2. Một vấn đề quan trọng cần để ý đến là phân của bé Nếu phân mềm, ướt thì các bé của bạn có thể bị tiêu chảy rồi đó, bạn hãy giảm lượng thức ăn tươi cho các bé nha, tăng lượng thức ăn khô như cám, thức ăn chuyên dùng. Vệ sinh kĩ lồng của bé, lấy khăn ấm lau chỗ ấy cho bọ ú Guinea Pig Nếu thấy máu thì xác định máu từ đâu ra, máu từ vết thương hay nước tiểu và cũng phải để ý xem phân của bé có máu ko nhé ( nếu co thì bị táo bón nặng ) Màu của phân là do thức ăn. 3. Tiếp theo là kiểm tra mũi của bọ ú Guinea Pig, xem có bị chảy nước hay khụt khịt gì không Cần phải để ý xem bé có những tiếng lách cách phát ra từ phổi không ( bằng cách áp tai vào lồng ngực của chúng nghe thử ) nếu nghe tiếng lách cách, thở khò khè như ông già maybe đã bị cảm ( hay nhiễm trùng đường hô hấp ) T nghĩ là phải cho ăn thức ăn có VTM C ( như trái cây ) vào. 4. Phải kiểm tra xem lưỡi của bọ ú Guinea Pig có bị sưng, lở gì không đôi khi bọ ú Guinea Pig ăn táo hay thức ăn gì cứng vào, nó ma sát với lưỡi, làm rát lưỡi của bọ ú Guinea Pig có thể gây nhiễm trùng cho các bé 5. Nếu bạn sử dụng mùn cưa hay dăm bào.. thì để ý kiểm tra xem vật liệu lót chuồng ấy có đâm hay dính vào chỗ ấy của bọ ú Guinea Pig không, nếu bị đâm hay dính vào đó 1 thời gian có thể gây nhiễm trùng. Bạn nên sử dụng gỗ nén để lót chuồng cho các bé. Gỗ nén khi thấm nước tiểu sẽ tan ra thành đất, không có dăm cứng nên sẽ ít gây hại nếu không may vương vào mắt các bé nha. 6. Bệnh sco-but ( thiếu vitamin c trong khẩu phần ăn hằng ngày ). Bạn chú ý đừng cho bé nạp quá nhiều hay quá ít vitamin C + cách chữa : cho bé ăn nhiều rau quả, 1 củ cà rốt 1 ngày.Chú ý đừng cho bọ ú Guinea Pig ăn những thứ ẩm mốc, và quá ướt Nếu bọ ú Guinea Pig của bạn ít ăn hay thình lình có những triệu chứng như sau thì phải mang đến pet care xem thử: – Khi vô tính, thiến bọ ú Guinea Pig có dấu hiệu xâú ( bọ ú Guinea Pig sẽ dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy chỗ đó, đôi khi dẫn đến tử vong ) – Đục nhân mắt ( mắt bị đục, có màu trắng giữa tròng mắt ) – Thêm nhiều cái vú (thường thì chỉ có 2) => những bọ ú Guinea Pig thuộc dòng giống của nó sau này sẽ không có khả năng cho sữa, hay những cái vú dư đó sẽ không cho sữa được – Xuất hiện thêm ngón chân ở chân sau ( VD: Chân sau có 4 ngón ) – Mắt của bọ ú Guinea Pig nhỏ hơn bình thường ( thị lực kém, nhưng có thể sống bình thường trong quãng đời ) – Mi Mắt bị sưng, lồi ra – Có dấu hiệu va chạm mạnh – miệng bị đau, sưng – Mọc răng ( chán ăn, ăn ít, khi nhai khó cử động wai hàm ) – sự bất thường khi mang thai ( chán ăn, lờ đờ sau 2 tuần mang thai, có thể sau đó sẽ dấn đến sảy thai) Nguyên nhân : + ăn nhiều quá + bị street + wá già, lồng wá hẹp, bị bệnh … Đề phòng : + Đừng cho bé ăn quá nhiều +Cho bọ ú Guinea Pig 1 cái lồng bự, nhiều thức ăn + đừng nâng bọ ú Guinea Pig lên cao + đừng để bé 1 mình +kiểm tra sức khoẻ hàng ngày – Sinh babies sớm => những babies đó sẽ có khả năng sống kém, sống được chỉ một thời gian ngắn, kén ăn và phản xạ kém – Bị vẹo cổ Gây ra do bọ ú Guinea Pig bị nhiễm trùng tai thì bạn hãy đem bé ra bác sĩ thú y ngay. – Bị bướu Nguy cơ tiềm tàng nguy hiểm nhất là khối u, không phải là u lành tính, có thể giết loài gậm nhấm trong vòng 2 tuần.1 bác sĩ thú y giỏi có thể nói chắc chắn cái nài là u, 1 người chyue6n gây giống gậm nhấm,cũng có thể nói chắc chắn điều đó.

21/01/2023 Xem tiếp
Cách để Huấn luyện bọ ú

Cách để Huấn luyện bọ ú

Chuột lang là một loài thú gặm nhấm nhỏ rất thông minh, có thể được huấn luyện để làm theo những mệnh lệnh đơn giản và diễn một số trò. Để đảm bảo việc huấn luyện trở nên đúng cách và suôn sẻ, hãy chăm sóc chuột lang thật tốt và đáp ứng mọi nhu cầu hằng ngày của nó. Bạn cần hiểu rằng suy nghĩ của mỗi chú chuột lang là duy nhất và sẽ mất nhiều thời gian để chúng hiểu được điều bạn muốn trong các buổi luyện tập. Kiên nhẫn và tích cực sử dụng những bài học tăng cường với chúng; lâu dần chuột lang sẽ làm theo được những lệnh cơ bản và tiến bộ lên. Phần 1: Dạy Chuột Lang Những lệnh Đơn giản. 1. Dạy chúng chạy đến khi được gọi. Giống như hầu hết các loài thú cưng khác, chuột lang có thể chạy đến khi bạn gọi thông qua luyện tập với động lực dưới hình thức là thức ăn. Dùng tên bạn thường gọi nó khi nói chuyện, lúc cho ăn và khi thưởng cho nó. Bạn cũng có thể dạy chuột lang đến gần khi được gọi bằng cách bế nó ra khỏi lồng và đặt cách xa bạn vài mét. Sau đó, giữ trên tay loại thức ăn yêu thích của nó và bắt đầu gọi tên chuột lang. Cần có động lực để chuột lang chạy đến bên bạn. Khi chuột làm đúng, hãy cho nó thức ăn yêu thích như một phần thưởng. Luyện tập điều này ít nhất một lần trong ngày và theo thời gian, chuột lang sẽ chạy đến khi nghe bạn gọi bằng tên dù là đang ở bên ngoài hay ở trong lồng. 2. Dạy chuột lang đứng lên. Đây cũng là một lệnh cơ bản khác mà bạn có thể dạy cho thú cưng của mình khi sử dụng thức ăn. Giữ thức ăn ở phía trên đầu để nhử chuột đứng lên bằng 2 chân sau để lấy thức ăn. Dùng hiệu lệnh “Đứng lên” và sau đó để nó lấy được thức ăn khi đã đứng trên 2 chân sau. Lặp lại hiệu lệnh một lần mỗi ngày vào lúc thích hợp. Dần dần chuột lang sẽ đứng trên 2 chân khi bạn ra lệnh, kể cả khi lúc đó bạn không giữ thức ăn trên tay. 3. Chạy theo vòng tròn. Bạn có thể tập cho chuột lang chạy theo vòng tròn khi nó ở bên trong hoặc ngoài lồng. Giữ thức ăn trên tay và để chú chuột lang tiến sát tới bạn. Khi nó đã đến trước mặt, di chuyển tay theo vòng tròn và nói hiệu lệnh “Đi vòng tròn”. Chuột lang sẽ đi theo chuyển động của tay bạn vì thức ăn và tạo thành vòng tròn. Một khi đi hết vòng tròn, thưởng cho nó thức ăn. Lặp lại điều này mỗi ngày đến khi nó có thể đi vòng tròn theo hiệu lệnh của bạn mà không cần thức ăn. Phần 2: Dạy Chuột Lang Những lệnh Nâng cao. 1. Dạy chuột lang đẩy trái banh. Trái banh với kích thước nhỏ và không quá nặng như quả bóng tennis là phù hợp, như vậy lũ chuột lang mới có thể di chuyển nó một cách dễ dàng. Bạn cũng sẽ cần loại thức ăn có dạng dài và phẳng, có thể là một lát cà rốt. Đặt miếng cà rốt xuống đất và sau đó đặt quả bóng lên trên miếng cà rốt đó. Nói “Đẩy bóng” và khuyến khích chuột lang cố gắng đẩy quả bóng ra để lấy được thức ăn. Lặp lại những bước này và dần dần bạn có thể lấy thức ăn ra để chúng học cách tự đẩy trái banh mà không cần thức ăn nữa. 2. Dạy chuột lang nhảy qua vòng. Dùng một cái vòng có đường kính 6-10 cm, hoặc bạn cũng có thể tận dụng ống nước sạch để tạo chiếc vòng có đường kính tương đương. Nắp hũ kem hoặc vợt tennis không có lưới cũng có thể áp dụng được. Hãy đảm bảo rằng bất cứ thứ gì bạn dùng làm vòng đều không có cạnh sắc nhọn hoặc có nguy cơ khiến chuột lang bị mắc kẹt. Dựng đứng chiếc vòng cho nó chạm vào mặt đất hoặc đáy lồng. Giữ thức ăn ở phía bên kia của vòng, hoặc nhờ ai đó cầm hộ thức ăn khi bạn giữ vòng. Cầm thức ăn sao cho chú chuột lang có thể thấy thức ăn ở phía bên kia vòng, sau đó gọi tên nó cùng với hiệu lệnh: “Nhảy qua vòng”. Bạn có thể cần phải cho chuột lang một cú hích hoặc đẩy nhẹ để thúc đẩy chú ta nhảy qua vòng. Qua thời gian chuột lang của bạn sẽ có đủ động lực để vượt qua vòng và lấy thức ăn. Khen ngợi và thưởng thức ăn khi nó đi xuyên qua vòng. Lặp lại nhiều lần đến khi chuột lang có thể bắt đầu tự đi qua vòng mà không cần thức ăn làm động lực. 3. Tập cho chuột lang đi vệ sinh trong hộp. Nhiều người nuôi chuột lang dạy cho chúng vào nhà tắm và đi vệ sinh trong môt chiếc hộp nhỏ. Tuy nhiên, điều này cần rất nhiều sự luyện tập và kiên nhẫn. Nếu bạn chỉ mới tập cho chuột lang đi vệ sinh đúng chỗ, hãy chuẩn bị tinh thần cho một số tai nạn và đừng mắng hay phạt nó nếu điều đó xảy ra. Chuột lang sẽ tỏ ra hưởng ứng hơn đối với những lời nói tích cực và sự hoan nghênh, công nhận. Để dạy chuột lang đi vệ sinh đúng chỗ, hãy đặt chiếc hộp trong lồng ở nơi nó hay đi vệ sinh. Cho vào hộp ít rơm và vài mẫu phân của nó. Khi hướng dẫn cho chuột lang đi vệ sinh trong hộp, hãy cho chúng một ít thức ăn như là phần thưởng. Dần dần chuột lang sẽ hiểu rằng sử dụng chiếc hộp là việc tốt để nó có được thức ăn và thú cưng của bạn sẽ bắt đầu thực hiện điều đó như một thói quen bình thường.

21/01/2023 Xem tiếp
Cách để Giữ chuột lang sạch sẽ

Cách để Giữ chuột lang sạch sẽ

Nuôi thú cưng trong nhà không chỉ là niềm vui giải trí mà còn là một người bạn đồng hành tuyệt vời. Tuy nhiên, những loại thú được nuôi trong lồng, như chuột lang, đôi khi gây ra mùi rất khó chịu. Cách tốt nhất để giảm thiểu tối đa mùi hôi này chính là duy trì môi trường sống sạch sẽ cho lũ chuột. Hầu hết những chú chuột lang khoẻ mạnh sẽ biết cách tự làm sạch cơ thể, thế nhưng đối với giống chuột lang lông dài, chúng có vẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đó. Phương pháp 1: Duy trì môi trường sạch sẽ. 1. Dọn dẹp lồng ít nhất mỗi tuần một lần. Công việc dọn dẹp bao gồm loại bỏ các loại lớp nền đã qua sử dụng, không phải chỉ đơn thuần là dọn dẹp những chỗ bạn thấy bẩn. Sau khi bỏ đi lớp nền bẩn, rửa đáy lồng và các góc lồng thật sạch bằng nước và xà phòng, rửa sạch xà phòng rồi thay lớp nền mới. Sau khi đã rửa sạch bằng xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng dung dịch dấm trắng 10% pha loãng (1 phần dấm và 9 phần nước) như một loại thuốc tẩy trước khi làm khô đáy lồng. Việc sử dụng dung dịch này mỗi tuần một lần (sau khi làm sạch lồng) giúp bạn loại bỏ mùi hôi hiệu quả. 2. Làm sạch lồng chuột theo điểm mỗi ngày. Đặc biệt, nếu bạn nuôi nhiều chú chuột lang trong cùng một lồng, bạn cần làm sạch từng phần của chiếc lồng hằng ngày bên cạnh việc “tổng vệ sinh” mỗi tuần.Đối với việc dọn dẹp lồng hằng ngày, bạn chỉ cần lau chùi và loại bỏ lớp nền bẩn vào cuối ngày. Đa số chuột lang dành một phần trong lồng như khu vực vệ sinh. Dọn dẹp khu vực này hằng ngày sẽ góp phần không nhỏ vào việc khử mùi hôi và giữ cho môi trường sống của những chú bọ luôn sạch sẽ. 3. Dạy chuột lang sử dụng hộp vệ sinh. Việc dọn dẹp hàng ngày sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều một khi bạn biết cách huấn luyện những chú chuột lang sử dụng hộp vệ sinh. Tìm khu vực mà chuột lang hay đi vệ sinh. Sau đó đặt vào đó một chiếc hộp vệ sinh loại dùng cho động vật có vú nhỏ. Để chú chuột lang làm quen với chiếc hộp vệ sinh mới, hãy đặt vào đó một lớp nền bẩn cùng với vài viên phân của chúng để chúng hiểu rằng cái hộp nhỏ ấy chính là khu vực vệ sinh của mình. Khi chú chuột biết sử dụng chiếc hộp vệ sinh, đừng quên thưởng cho chúng. Nếu những chú chuột thay đổi khu vực đi vệ sinh của chúng, bạn hãy thử di chuyển chiếc hộp đến khu vực mới đó. Dọn dẹp chiếc hộp vệ sinh mỗi ngày. Rắc một ít muối nở vào dưới đáy hộp để khử mùi hôi. Đừng bao giờ đặt cát vệ sinh cho mèo vào chiếc hộp vệ sinh của chuột lang. Thay vào đó, sử dụng vật liệu làm chất nền cho chuột lang là lựa chọn tốt nhất. 4. Dùng thuốc xịt làm sạch lồng. Loại thuốc xịt đặc chế dùng để vệ sinh lồng cho các động vật nhỏ có thể giúp giảm thiểu mùi hôi. Tìm mua thuốc xịt tại các cửa hàng vật dụng dành cho thú cảnh để có được sản phẩm an toàn và hiệu quả. Để sử dụng bình xịt làm sạch lồng, cần loại bỏ chất nền đã qua sử dụng. Sau đó, bạn có thể thoải mái xịt thuốc làm sạch quanh lồng. Để thuốc xịt ngấm trong khoảng 3-5 phút. Dùng một chiếc khăn khô để lau sạch thuốc xịt và các vết bẩn nhỏ dính chặt dưới đáy lồng. Để cho lồng thật khô (dưới ánh nắng mặt trời nếu có thể), đặt lớp nền mới vào lồng và đưa những chú chuột lang trở về ngôi nhà của chúng. Bạn cũng có thể sử dụng thêm xà phòng và nước để làm sạch lồng chuột cùng với thuốc làm sạch lồng. 5. Sử dụng lớp nền kiểm soát mùi hôi. Bộ lớp nền giúp kiểm soát mùi hôi như CareFRESH Advanced Odor Control Small Animal Bedding, có thể giữ lồng tránh khỏi mùi hôi lâu hơn. Phủ lớp nền dày khoảng 3-8 cm vào đáy lồng. Và phải đảm bảo dọn dẹp sạch sẽ lớp nền bẩn hằng ngày. Mặc dù chất nền kiểm soát mùi hôi có thể giúp lồng chuột lang ít hôi hơn, nhưng bạn vẫn phải làm sạch lồng và thay mới hoàn toàn bộ lớp nền đã qua sử dụng ít nhất một tuần một lần. Phương pháp 2: Tắm cho chuột lang. 1. Việc tắm cho chuột lang chỉ là để giữ cho chúng luôn sạch sẽ. Hầu hết chuột lang có thể tự làm sạch bản thân, nhưng với một số loại lông dài có thể cần được tắm thường xuyên hơn. Việc tắm cho chuột lang có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh chủa chúng, như là cảm lạnh. Vì thế, để tránh nguy cơ này, hãy giữ chúng trong khăn ấm cho đến khi lông của chú chuột khô hoàn toàn. Để hạn chế tối đa việc tắm chuột lang, hãy thường xuyên chải lông cho chúng. Sử dụng bàn chải mịn dành cho em bé để chải chuốt cho những chú chuột cưng. Bạn cũng có thể tỉa lông cho thú cưng của mình để ngăn chặn việc lông bị bẩn khi chúng đi vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy rằng chuột lang cần phải được tắm thường xuyên, hãy trao đổi với bác sĩ thú y về những tác hại của việc tắm thường xuyên có ảnh hưởng như thế nào đến chúng. 2. Sử dụng loại xà phòng phù hợp. Hãy đảm bảo rằng loại xà phòng mà bạn sử dụng an toàn với chuột lang. Tránh sử dụng xà phòng cho người và nước rửa chén dĩa, vì chúng chứa hàm lượng chất tẩy cao và có thể gây kích ứng da. Một số loại xà phòng chuyên dùng để tắm cho chuột lang là Scentsations Premium Small Animal và Posh ‘n Go Protein. 3. Thường xuyên kiểm tra tai của những chú chuột lang. Ráy tai của chuột lang có màu xám và thường không có mùi. Nếu tai của thú cưng của bạn có mùi hôi hoặc bị đỏ, hãy đến bác sĩ thú y để kiểm tra vì chúng có thể đã bị nhiễm trùng tai. 4. Cho chuột lang ăn những loại cỏ có cuống dài như cỏ timothy. Loại cỏ này giúp chuột lang có thể mài răng của chúng và giúp hệ tiêu hoá của chúng được cân bằng. Đặt thêm vào lồng chuột lá bạc hà, cần tây, rau mùi,.. để giữ cho lồng chuột không bị hôi và cũng là thức ăn tốt cho những chú chuột. 5. Tránh cho thú cưng của bạn ăn những thức ăn không phù hợp. Một số loại thức ăn như bắp cải, bông cải xanh và cải bruxen khiến chuột lang bị đầy hơi và gây khó chịu dạ dày. Những thức ăn khuyên dùng cho chuột lang chính là kiwi, cam và ớt chuông. Đây là những thực phẩm giàu vitamin C mà chuột lang cần có để phát triển. Rau diếp, cải xoăn, củ cải đường cũng là những lựa chọn tuyệt vời.

21/01/2023 Xem tiếp
Chuột Lang những chú pet tuyệt vời

Chuột Lang những chú pet tuyệt vời

Chuột lang thường được đánh giá là một thú kiểng tuyệt vời. Các bé có tính cách hiền lành và sống lâu hơn những loài thú nhỏ khác. Nhưng giống như các loài thú khác, chuột lang cũng cần một môi trường trong lành và an toàn để phát triển. Hôm nay PET SHOP XỨ SỞ THÚ CƯNG- HAMSTER VĨNH PHÚC xin chỉ cả nhà quy trình , những thứ chuẩn bị để dọn chuồng chuột lang đảm bảo vệ sinh nhất. Phần 1: Giúp chuột lang cảm thấy thoải mái 1. Cách ẵm chuột lang. Bạn hãy ẵm chuột lang bằng cách nhẹ nhàng đặt một tay quanh ngực, giữ ngón cái ở dưới miệng bé. Dùng bàn tay kia để giữ nửa sau, giữ bé cân bằng trên hai bàn tay. Việc giữ bé chắn chắn để khỏi rơi là rất quan trọng, nhưng đừng giữ chặt đến nỗi làm bé đau. Hãy nhớ rằng nếu chuột lang quá lo lắng, bé có thể sẽ nhảy ra khỏi tay bạn, việc này có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng. 2. Đưa chuột lang ra khỏi lồng. Một khi bạn đã ẵm chuột lang, hãy đưa bé đến nơi an toàn và đảm bảo bé không chạy mất. Hãy để ai đó trông chừng chuột lang, và đừng để bé gần nơi có âm thanh lớn, các bé sẽ sợ hãi. Nếu bạn muốn, hãy để ai đó ôm chuột lang. 3. Chải lông cho chuột lang nếu cần thiết. Những chuột lang lông dài cần được chải lông hằng ngày. Nếu bạn cần chải lông hoặc tắm cho bé, thật dễ dàng để làm vậy khi bé ở ngoài lồng. Trừ khi chuột lang bốc mùi, bạn chỉ nên tắm cho bé từ 2 đến 3 lần một năm. 4. Hãy để chuột lang có chỗ trốn. Chuột lang đã quen với nơi ẩn nấp trong chiếc lồng quen thuộc. Khi bạn đưa bé ra ngoài, bé sẽ sợ hãi. Nếu như bạn không thể dùng chỗ trốn ở trong lồng, bạn hãy làm một chỗ trốn mới bằng cách dùng một chiếc hộp và cắt một cái lỗ nhỏ. Phần 2: Hãy dọn qua lồng chuột lang hằng ngày. 1. Lau sạch lồng. Hãy vất bỏ rác và thức ăn thừa, lau sạch lồng bằng một chiếc khăn giấy, và đảm bảo đáy lồng khô hoàn toàn. 2. Đổ đầy nước và chuẩn bị thức ăn. Đây là việc bạn nên làm hằng ngày. Nếu như nước tràn vào đĩa thức ăn, bạn nên đổ thức ăn đi và bổ sung thêm thức ăn sạch và khô. 3. Rửa đĩa đựng thức ăn, bình nước bằng xà phòng và nước nóng. Làm việc này hằng ngày sẽ ngăn không cho vi khuẩn phát triển trên đồ đựng thức ăn. Phần 3: Tiến hành dọn dẹp hằng tuần 1. Hãy lập kế hoạch dọn lồng một lần mỗi tuần. Mặc dù việc dọn qua lồng hằng ngày là cần thiết, bạn cần dọn toàn bộ lồng một lần mỗi tuần. Điều đó sẽ đảm bảo chuột lang khỏe mạnh, vui vẻ và chiếc lồng không có mùi. 2. Để tất cả mọi thứ trong lồng ra ngoài. Khi bạn dọn toàn bộ lồng, bạn nên để tất cả đồ chơi ra ngoài, cũng như đồ đựng nước, thức ăn. 3. Rửa đĩa thức ăn và bình nước. Đôi khi, chuột lang có thể làm rơi lót chuồng vào bát thức ăn, vậy nên việc rửa sạch đồ đựng thường xuyên là rất quan trọng. Đổ hết nước và thức ăn thừa đi. Dùng một ít nước nóng và nhấn ngập bình nước, đĩa thức ăn trong nước. Sau đó, để chúng khô trong khi bạn tiếp tục dọn lồng. Nếu chỗ ẩn nấp của chuột lang có thể rửa, hãy rửa nó luôn. 4. Mang lồng đến nơi bạn sẽ dọn nó và chuẩn bị một túi rác to. Cẩn thận đổ mọi thứ vào túi, và đổ hết tất cả lót chuồng. Đối với lồng to, bạn có thể dùng xẻng lọc phân để dọn. Đừng dùng cùng một chiếc với mèo, chó hay thú kiểng khác. 5. Khử mùi trong lồng. Bạn có thể dùng chất tẩy rửa dịu nhẹ, hoặc trộn ba phần nước, một phần giấm trắng. Với những vết bẩn cứng đầu, hãy dùng giấm đặc, nhưng hãy đảm bảo rửa sạch sau đó. 6. Phun nước vào lồng. Hãy chắc chắn là đã rửa mọi bề mặt lồng, đặc biệt sau khi bạn dùng chất tẩy rửa. 7. Lau sạch lồng bằng khăn giấy. Nếu bạn có thời gian, hãy để lồng tự khô. Bạn cần để lồng khô hoàn toàn trước khi đặt giấy báo và lót chuồng vào, bởi vì ẩm ướt có thể làm nấm mốc phát triển và gây bệnh cho chuột lang. Phần 4: Chuẩn bị nơi ở cho chuột lang 1. Đặt dưới đáy lồng báo sạch, sau đó đổ nhiều lót chuồng. Bạn nên để lót chuồng sâu khoảng 2.5 đến 7.5 cm. Bạn đừng bao giờ dùng mùn cưa của cây thông và cây tùng. Mặc dù những loại này hay được bán để lót chuồng nhưng chúng có thành phần hóa học gây bệnh cho chuột lang. Cỏ khô là một loại lót chuồng tốt. Nhưng cỏ ẩm có thể khiến nấm mốc phát triển, còn cỏ bẩn thì có thể dẫn đến vấn đề về hô hấp. 2. Đảm bảo lồng khô hoàn toàn trước khi bạn đặt báo và lót chuồng vào. Đặt báo và lót chuồng vào một nơi ẩm có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc 3. Ghép các phần của lồng lại (nếu bạn tháo ra) và đặt đồ chơi vào chỗ cũ. Đặt món ăn ưa thích của chuột lang vào khăn giấy và treo lên bằng một sợi dây nhỏ. (Nhưng hãy đảm bảo là chuột lang có thể với tới!) 4. Kiểm tra môi trường xung quanh. Hãy nhớ rằng chuột lang cần ở nơi có nhiệt độ trung bình và không nên để lồng ở nơi gần nguồn nhiệt nóng hoặc lạnh. Tốt nhất là bạn nên để phòng ở nhiệt độ từ 21 đến 27 độ C.

21/01/2023 Xem tiếp
CÁCH TẮM CHO CHUỘT LANG – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

CÁCH TẮM CHO CHUỘT LANG – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

CÁCH TẮM CHO CHUỘT LANG – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Chuột lang của bạn có mùi , bị bẩn , không không mượt … bạn muốn tắm cho các bé nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu ? Đừng lo lắng bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tắm cho bé chuột lang từ bước bắt đầu tới bước kết thúc. Phần 1: Chuẩn bị trước khi tắm 1. Giữ chuột lang bình tĩnh trước khi bạn tắm cho bé. Chuột lang thường không thích nước, và có thể sợ hãi khi đột nhiên bị nhúng vào nước. Hãy nhẹ nhàng với chuột lang, ẵm và nói chuyện với bé trước khi đưa bé đến bồn tắm. Chỉ tắm cho một bé một lần. Nếu như chuột lang bực bội, bé có thể làm đau bạn mình. Dù làm vậy có khiến công việc diễn ra lâu hơn, nhưng đây là cách an toàn nhất. Bạn sẽ không thể để mắt tới nhiều bé khi tắm cho tất cả cùng lúc, và điều đó có thể dẫn đến những tai nạn. Nếu chuột lang quá sợ nước, có một cách khác để tắm cho bé. Bạn có thể mua bột tắm dành cho chuột lang ở các cửa hàng thú cưng. Sau khi bạn rải bột lên lông chuột lang, hãy thoa đều bột, và cuối cùng, rũ sạch bột bằng bàn chải hoặc lược. 2. Nếu như cách trên không được, hãy dùng khăn ẩm chứa sữa tắm cho chuột lang, và nhẹ nhàng thoa lên lông bé. Nếu bé có vẻ bực bội, hãy đặt bé nên một chiếc khăn để giữ ấm và đưa bé vài nhánh rau. Nếu chuột lang chỉ có một vài vết bẩn (ví dụ như trên mông bé), bạn có thể sử dụng khăn sạch lau đi. Lau sạch những chỗ ướt cho đến khi khô trước khi đặt bé vào lồng. Cách này tránh việc phải tắm hoàn toàn bằng nước và tránh khiến bé khó chịu. 3. Hãy dùng đúng loại sữa tắm. Chuột lang có làn da nhạy cảm, có nghĩa là nếu bạn dùng sai loại sữa tắm, các bé có thể bị dị ứng da hoặc bị ốm. Bạn chỉ nên dùng loại sữa tắm đặc biệt dành cho chuột lang, thỏ, mèo con (đều cùng là một loại). Đừng dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh hay bất kì động vật nào lớn hơn, chúng rất thô trên da chuột lang. Đừng dùng sữa tắm Johnson’s baby! Dù chúng có trơn, mềm mại và nhẹ nhàng trên da em bé, không có nghĩa là trên da chuột lang cũng vậy. Hãy chọn giải pháp an toàn là mua sữa tắm dành cho chuột lang. Nếu bạn vẫn không chắc chắn nên mua loại nào, hay lo lắng vì chuột lang của bạn đặc biệt nhạy cảm, hãy gọi bác sĩ thú y. Họ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất. 4. Chọn loại bồn tắm phù hợp. Có nhiều lựa chọn về nơi nên tắm cho bé, ví dụ như bồn rửa, bồn tắm hay chậu. Dù bạn chọn dùng gì, hãy đảm bảo vật đó có thành đủ cao để chuột lang không thể nhảy ra ngoài. Dùng bồn rửa hoặc bồn tắm: Nếu bạn quyết định tắm cho bé trong bồn rửa hay bồn tắm, hãy chốt vòi nước lại. Đặt một chiếc khăn nhỏ trong bồn để chuột lang có chỗ đứng chắc chắn (bể sứ và chân chuột lang không phù hợp với nhau). Dùng chậu: Nếu bạn quyết định sẽ dùng chậu, hãy đặt chậu ở đâu bạn không ngại làm ướt (ví dụ như trên chiếc khăn hoặc trong nhà tắm). Một lần nữa, hãy đặt khăn trong chậu để chuột lang có chỗ đứng chắc chắn. 5. Đưa chuột lang vào bồn tắm (hay nơi bạn sẽ tắm cho bé). Hãy nhớ luôn ẵm bé nhẹ nhàng và cẩn thận đến nơi tắm. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc hộp nhỏ để đưa bé đi, nhưng đừng dùng lại hộp đó để đưa bé về lồng, trừ khi bạn đã rửa qua hộp – vì nó sẽ bẩn khi bạn đưa chuột lang đi tắm. Phần 2: Tắm cho chuột lang 1. Hãy để một ít nước trong nơi mà bạn tắm cho chuột lang. Bạn nên chỉ để khoảng 2.5cm nước ấm. Nước không nên quá nóng, vì nó có thể làm thương chuột lang. Và cũng cần đảm bảo rằng nước không quá lạnh! Chuột lang có thể ốm do nước lạnh. Hãy dùng nhiệt độ trung bình. 2. Nhẹ nhàng đặt bé vào giữa bồn. Hãy để bé làm quen với môi trường ẩm ướt mới lạ này. Đừng bao giờ rời mắt khỏi chuột lang khi đã đặt bé vào nước vì bé có thể tự làm mình bị thương. 3. Đổ nước ấm lên chuột lang cho đến khi bé ướt. Tránh vùng mắt, mũi và tai. Bạn có thể úp tay và để lên đầu bé để nước không tràn vào đầu. Bạn có thể dùng một chiếc cốc nhỏ để đổ nước lên người chuột lang, hoặc bạn có thể mở vòi nước ở mức nhỏ và giữ bé dưới dòng nước đó. Bạn cũng có thể dùng tay xoa nhẹ chuột lang để giữ bé bình tĩnh khi đang đổ nước. Nếu mặt chuột lang quá bẩn, bạn có thể lau mặt bé bằng chiếc khăn ẩm, nhưng đừng bao giờ để mặt bé dưới vòi nước, điều đó có thể làm bé hoảng loạn hoặc chết ngạt. Hãy tránh mắt và mũi. 4. Dùng sữa tắm. Bạn có thể nhỏ một ít sữa tắm lên lưng chuột lang. Thoa đều lên lông và da, bắt đầu từ lưng cho đến cổ (nhưng không thoa vào phần đầu). Bạn nên tiếp tục thoa đều cho đến khi có bọt ở lông, và cả phần bụng. Lông chuột lang sẽ bắt đầu dính lại và có bọt xà phòng. (Có thể có cả bong bóng). 5. Tráng nước. Đổ nước ấm lên người chuột lang hoặc đặt bé dưới dòng nước chảy nhẹ. Đảm bảo rằng đã rửa sạch xà phòng trên da bé. (Sữa tắm khô lại có thể gây kích ứng da). Phần 3: Sấy khô cho chuột lang 1. Đặt chuột lang trên một chiếc khăn khô lớn. Bao bọc chuột lang để chiếc khăn có thể hút nước. Đừng lo lắng nêu chuột lang run rẩy – điều này là tự nhiên và bé sẽ ngừng sau khi khô hoàn toàn. Nếu như chiếc khăn đã quá ướt, hãy đặt bé nên một chiếc khăn khác cho đến khi bé không còn ướt mà chỉ hơi ẩm. 2. Chải lông chuột lang. Điều này rất quan trọng nếu như lông chuột lang dài. Bạn nên loại bỏ hết lông rụng để tránh làm rối lông, khi rối lông sẽ rất khó để gỡ và có thể phải cắt đi. 3. Lau mắt, tai và mũi chuột lang. Bạn nên làm thật nhẹ nhàng và chỉ khi mà mắt, tai và mũi của bé quá bẩn. Hãy dùng một chiếc khăn ẩm để lau sạch bụi. Nếu bạn chưa từng làm thế, hãy nhờ bác sĩ thú y hướng dẫn cách lau sạch bụi. Đừng quá mạnh tay hay chọc vào mắt chuột lang. Các bé sẽ bị đau. 4. Dùng máy sấy để làm khô hoàn toàn. Để máy sấy ở mức thấp nhất. Đảm bảo rằng không để máy quá gần chuột lang. Tiếp tục chải lông bé khi sấy. Phần 4: Kết thúc Chuột lang sẽ cảm thấy tốt hơn khi có thức ăn! Hãy dọn sạch lồng, đổ đầy nước và đưa bé thức ăn cùng tình yêu bạn dành cho bé.

21/01/2023 Xem tiếp
Những vật dụng cần thiết khi nuôi một bé Hamster

Những vật dụng cần thiết khi nuôi một bé Hamster

Nếu bạn muốn chăm sóc tốt cho bé Hamster của mình khi đón bé về nhà thì việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết để bé có thể hoạt động và phát triển một cách tốt nhất là rất quan trọng. Với hơn 3 năm kinh nghiệm, Hamster Vĩnh Phúc sẽ liệt kê những thứ cư bản và thiết yếu nhất mà bạn cần chuẩn bị cho bé Hams : - Lồng nuôi thích hợp - Bình nước ( mua lồng sẽ có sẵn bình nước ) - Wheel chạy thể dục ( thường có sẵn trong lồng ) hoặc quả bóng chạy - Lót nền phù hợp từng loại hamster, an toàn và thoải mái - Thức ăn chính hằng ngày cho Hamster                                                                                                                   - Thức ăn dinh dưỡng cho bé ( phomai, hoa quả rau củ sấy,...)                                                                                  - Nhà ngủ cho bé Hamster bằng sứ hoặc gỗ, vải  - Viên mài răng để bé gặm khi răng bé mọc dài  - Cát tắm và nhà tắm phù hợp kích thước mỗi loại 1. Lồng nuôi thích hợp Một lồng Hamster phù hợp phải đảm bảo thông thoáng khí, rộng rãi, đủ không gian cho bé hoạt động và phải đảm bảo an toàn cho bé, ngăn không cho bé cậy lồng và chạy ra ngoài, việc này rất nguy hiểm cho tính mạng của bé Hams.             Ngoài ra việc vệ sinh chuồng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bé, vì vậy bạn nên chọn loại chuồng dễ vệ sinh.  Cuối cùng, kích thước của lồng cũng rất quan trọng.Với dòng Hamster Bear, bạn nên chọn một cái chuồng có kích thước trung bình hoặc lớn vì đến tuổi trưởng thành, Bear khá lớn nên cần nhiều không gian để hoạt động. 2. Thức ăn chính và thức ăn dinh dưỡng : Để bé Hams có thể phát triển khỏe mạnh và đủ chất dinh dưỡng nhất, bạn nên lựa chọn thức ăn tổng hợp các loại ngũ cốc, bỏng, ... mà shop có bán sẵn. Mỗi ngày nên cho bé tối thiểu 1 muỗng thức ăn, và việc vệ sinh bình nước cũng rất quan trọng vì sau một thời gian, các chất bẩn hoặc vi khuẩn có thể đọng lại ở bình, gây nhiễm khuân đường ruột cho bé Hams của bạn.     Nếu bạn mua thức ăn trộn cơ bản tại shop thì đã đảm bảo là đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé. Nhưng để bổ sung thêm hoặc để huấn luyện bé, tạo sự liên kết giữa bạn và bé Hams thì việc bổ sung thức ăn dinh dưỡng cũng là cần thiết. Bạn có thể chọn những thức ăn như rau củ sạch, phomai, bánh tự làm, lòng trắng trứng luộc. Hoặc mua gói thức ăn dinh dưỡng có sẵn tại shop như cốm trứng, cốm hoa quả, phoami viên, rau củ sấy, hoa quả sây, yến mạch,.. Bạn nên lưu ý rằng không nên cho bé ăn đồ ngọt và nhiều đường, dầu mơ, những thức ăn đó có thể gây bệnh tiêu chảy, dính ruột cho bé.     3. Lớp lót nền Lót rải nền phải đảm bảo hút ẩm tốt, mềm mại, có mùi dễ chịu và đặc biệt không gây dị ứng cho Hamster. Với Hamster Bear bạn nên chọn : mùn cưa ( loại thường, loại tẩm ướp tinh dầu thơm) kết hợp gới viên Gỗ nén hút ẩm. Với Hamster Winter White bạn nên chọn mùn cưa hoặc cát san, cát buddy. Với Hamster Robo b chỉ nên dùng cát Buddy chuyên dụng ( thời gian sử dụng lâu, có mùi thơm, giữ cho bộ lông bé Hams luôn mềm mượt và sạch thơm  4. Cát tắm và nhà tắm Bạn không nên tắm cho Hamster bằng nước, nhất là vào mùa đông lạnh giá, sẽ khiến bé Hams dễ bị cảm lạnh hoặc sốc nhiệt và dẫn đến tử vong. Vif vậy cát tắm là một sự lựa chọn cần thiết giúp các chú chuột Hamster sạch sẽ với bộ lông mượt mà. Các bé Hamster sẽ rất thích thú được lăn lộn vui đùa trong cát để làm sạch bộ lông. Với nhà tắm, bạn có thể mua hoặc tự thiết kế một nhà tắm đơn giản.     5. Wheel chạy thể dục hoặc Bóng chạy Chuột Hamster rất thích chạy wheel và nếu bạn muốn nuôi bé lâu dài thì việc có một cái wheel trong lồng là điều bắt buộc để bé có thể tập thể dục bất kì lúc nào mà bé muốn, giảm các nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch. Wheel chạy phải có kích thước phù hợp để bé Hams không bị cong lưng khi chạy gây chấn thương cột sống cho bé. Bề mặt wheel chạy phải liền mạch, không có kẽ hở để tránh việc bé bị kẹp chân vào khi chạy.  Với Hamster có kích thước lớn như Hamster Bear thì Wheel chạy phải có đường kính tối thiểu 14cm, tốt nhất là từ 16-18cm. Các dong Hamster Winter White, Robo, Campell có kích thước bé hơn nên đường kính wheel tối thiểu là 12m, tốt nhất là 14cm hoặc cho bé chạy bằng đĩa chạy Parabol.  Ngoài ra, với quả bóng chạy làm bằng nhựa plastic hoặc nhựa dẻo đàn hồi, bé Hams của bạn có thể chạy quanh nhà cả ngày mà không sợ bé chạy đi mất, đây là vật dụng cần thiết khi nuôi bé. 6. Viên mài răng cho bé gặm Khi lớn thì răng các bé Hamster dài ra, điều này có thể khiến bé gặm và cắn mọi thứ trong lồng. vì vậy bạn nen chuẩn bị một viên mài răng để bé gặm giúp bé không ngứa răng và không cắn đồ vật khác. 

21/01/2023 Xem tiếp
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo