logo Hamster Vĩnh Phúc

Cách chăm sóc

Lựa chọn lồng nuôi chuột hamster

Lựa chọn lồng nuôi chuột hamster

Việc lựa chọn lồng , chuồng nuôi chuột hamster có đang làm bạn gặp khó khăn? Vậy để shop Xứ Sở thú cưng- Hamster Vĩnh Phúc tư vấn giúp bạn nhé . Kích thước: Chuồng cần đủ rộng để hamster có không gian vận động. Đối với hamster nhỏ như robo,ww… lồng có kích thước là 40cm trở lên, trong khi đối với hamster loài Syrian (hamster bear), nên chọn lồng lớn hơn, ít nhất 60cm thì sẽ hợp lý hơn. Đây là những con số bạn có thể tham khảo, tuy nhiên còn cần dựa vào vị trí đặt lồng nuôi hamster hoặc vào điều kiện cá nhân . Bánh xe (wheel): Đảm bảo chuồng có bánh xe chạy đủ lớn để hamster có thể sử dụng thoải mái mà không gặp khó khăn. . Vật liệu: Lựa chọn chuồng làm từ vật liệu dễ lau chùi và không độc hại, chẳng hạn như nhựa hoặc kính, mika, gỗ có bề mặt phủ. . Cửa và khóa: Đảm bảo cửa và khóa trên chuồng chắc chắn để tránh hamster trốn thoát và tránh động vật khác tấn công chúng. . Tầng và khu ẩn: Chuồng nên có tầng hoặc khu ẩn để hamster có thể xây tổ và nghỉ ngơi. Cung cấp vật liệu xây tổ như giấy lót, mùn cưa chuyên dùng. . Dễ dàng làm sạch: Chọn chuồng có dễ dàng tháo rời hoặc lau chùi để bảo quản môi trường sạch sẽ cho hamster. . Địa điểm đặt chuồng: Đặt chuồng ở một nơi yên tĩnh và thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cực đoan( nóng hoặc lạnh, thay đổi thất thường). . Bữa ăn và nước: Đảm bảo có nơi để đặt thức ăn và nước trong chuồng mà không gây lộn xộn. . Khi chọn chuồng, hãy luôn đảm bảo rằng nó đáp ứng tất cả các yếu tố trên để cung cấp cho hamster môi trường sống tốt nhất có thể. Thường xuyên kiểm tra và làm sạch chuồng để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của thú cưng của bạn.   Các bạn cần tư vấn gì thêm hãy liên hệ tới pet shop Xứ Sở Thú cưng- Hamster Vĩnh Phúc để chúng tôi tư vấn giúp bạn nhé! XỨ SỞ THÚ CƯNG HAMSTER VĨNH PHÚC  NƠI BÁN CÁC LOẠI CHUỘT HAMSTER, ĐỒ DÙNG CHO CHUỘT HAMSTER TẠI VĨNH PHÚC.  ZALO. PHONE:0974525388 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/XUSOTHUCUNG

07/12/2023 Xem tiếp
Ghép đôi hamster cũ mới

Ghép đôi hamster cũ mới

HƯỚNG DẪN GHÉP ĐÔI CHUỘT HAMSTER CŨ – MỚI   Chào các bạn. Chắc hẳn nhiều bạn nuôi chuột hamster đều đã ko ít lần gặp tình trạng khó ghép cặp cho các bé cũ và bé mới phải không? Hãy cùng đọc bài viết này để tìm hiểu thêm cách ghép cặp cho chuột hamster nhé" Khi muốn ghép 2 bé HAMSTER vào ở chung với nhau, hãy luôn nhớ rằng ghép ở tuổi càng non thì càng dễ nhé. Độ tuổi tốt nhất để ghép sống chung là 4-6 tuần. Tất nhiên khi hamster lớn hơn vẫn có thể ghép sống chung được nhưng sẽ hơi khó hơn chút bạn nha. Nếu ghép 2 hamster đã trưởng thành, hãy lưu ý chọn 2 hamster có kích thước tương đương nhau để tránh trường hợp con to bắt nạt con nhỏ. Sau đây là cách ghép 2 bé hamster ở với nhau: Cách 1: Điều đầu tiên bạn hãy vệ sinh thật sạch sẽ chuồng và toàn bộ đồ bên trong, để nó sạch sẽ như một chiếc lồng mới, không lưu lại mùi hương của hamster cũ. Sau đó bạn hãy thả chú hamster mới vào chiếc lồng mà bạn đã vệ sinh sạch sẽ trước đó. Nếu bạn ghép đôi hai chú hamster khác giống thì bạn nên đưa con đực vào trước. Bạn hãy để cho chú hamster đầu tiên đánh hơi và khám phá chiếc lồng trong vòng 45 phút. Hãy để các hamster đực (hoặc hamster mới) trong chuồng trong khoảng thời gian ít nhất là 30 phút tới 1 giờ đồng hồ. Sau đấy, bạn thả chú hamster cũ (hoặc hamster cái) vào chung trong chuồng. Thường thì sau khi làm như vậy các chú hamster sẽ sống chung và hòa thuận với nhau, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có những trường hợp xảy ra xung đột giữa các chú hamster. Cách 2: cũng vẫn là vệ sinh thật sạch sẽ chuồng và toàn bộ đồ bên trong, để nó sạch sẽ như một chiếc lồng mới, không lưu lại mùi hương của hamster cũ. Sau đó bạn hãy thả chúng ra một chiếc hộp (khoảng 20x20cm) có đổ cát tắm thơm. Lấy một ít cát tắm có mùi thơm xoa vào lông của cả 2 bé hamster và cho 2 bé làm quen ở hộp đó, quan sát thái độ của 2 bé với nhau. Nếu 2 bé ngửi và hít mùi của nhau, hãy kệ để chúng làm quen. Nêý 1 trong 2 bé cắn bé còn lại hãy gạt ra và lấy tay búng nhẹ vào mũi nó, khoảng vài lần chúng sẽ sợ không cắn nữa. Sau khi ở trong hộp khoảng 30 phút không thấy chí choé nữa, hãy thả vào chung lồng đã rửa sạch trước đó. Cách 3: phương pháp phân chia: Nếu như bạn đã thử cách thứ nhất và thứ hai mà không thấy hiệu quả và các chú hamster bắt đầu xung đột nhau thì bạn hãy chuyển qua cách thứ ba này. Dùng một chiếc lưới mắt nhỏ để có thể phân chia chiếc lồng làm đôi. (chiếc lưới sẽ có tác dụng hiệu quả nhất nếu như sử dụng trong lồng bằng mica hoặc kính). Hoặc sử dụng lồng ngăn đôi https://xusothucung.com/long-hamster-ghep-doi Bạn cần đảm bảo rằng hai chú hamster có thể nghe thấy tiếng và ngửi thấy mùi của nhau. Thả hai chú hamster lại vào hai khu vực đã được phân chia bởi mảnh lưới trong lồng. Mỗi con sẽ có một khu vực sống riêng của mình trong lồng, hãy nhớ cung cấp nước và đồ ăn cho cả 2 bên. Thời gian cho chúng sống như vậy để quen mùi của nhau là từ một tuần hoặc nhiều hơn. Sau một tuần cho hai chú hamster sống trong hai khu vực khác nhau, bạn thực hiện bước tiếp theo là cho chúng làm quen với nhau. Việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần tháo bỏ tấm lưới đã dùng để ngăn chia hai khu vực ra khỏi chiếc lồng. Các chú hamster sẽ đi qua lại khu vực của nhau và khám phá không gian xung quanh. Nếu bạn vẫn chưa thấy được sự hiệu quả của phương pháp này thì bạn hãy lặp lại các bước đã thực hiện từ 1 tới 2 lần nữa. Nếu các bạn còn cần hỏi gì cứ liên hệ XỨ SỞ THÚ CƯNG- HAMSTER VĨNH PHÚC đừng ngại nhé . Có thể gọi điện hỏi/nhắn tin zalo/fb hoặc tốt nhất là qua trực tiếp bên mình giải đáp sẽ chính xác , trực quan hơn tha hồ ngắm các bé cũng như lồng nuôi , thức ăn , đồ dùng ….. của bé. XỨ SỞ THÚ CƯNG HAMSTER VĨNH PHÚC ĐT, ZALO: 0974525388 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/XUSOTHUCUNG

04/12/2023 Xem tiếp
Cách giữ ấm cho các bé hamster mùa đông

Cách giữ ấm cho các bé hamster mùa đông

Xin chào các bạn yêu Hamster. Hôm nay pẻ shop Xứ sở thú cưng- Hamster Vĩnh Phúc sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm chăm sóc các bé chuột hamster vào mùa đông nhé! GIỮ ẤM CHO HAMSTER TRONG MÙA ĐÔNG LẠNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO ? Nhiệt độ thích hợp cho hamster là vào khoảng 18° C - 24° C. Nếu nhiệt độ đột ngột xuống thấp hơn 16° C thì hamster có thể bị hôn mê, nếu xuống thấp hơn 10° C thì có thể sẽ khiến bé Hamster tử vong. Vì thế, việc đầu tiên cần làm là thay đổi vị trí lồng vào khu vực ấm áp hơn trong nhà, gần nguồn nhiệt và tránh xa gió lùa. 1. Hãy lưu ý dưới đáy lồng ưu tiên đặt xuống một sàn gỗ hoặc chăn ấm Chăn không chỉ ngăn cách đáy lồng với mặt đất, nó giữ nhiệt bên trong. Nếu nhiệt độ phòng của bạn trong khoảng 15° C, một tấm chăn cách nhiệt sẽ không giải quyết được vấn đề này, bởi vì nó sẽ chỉ giúp giảm bớt cái lạnh. Nhưng chỉ cần ấm áp hơn một chút cũng tốt hơn rất nhiều, đặc biệt là cách này đơn giản và ít tốn kém nhất cho bạn.  2. Lót lớp lót nền cho hamster dày hơn và ưu tiên lót giấy, mùn lót Nên sử dụng lớp lót dày hơn để các bé có thể làm ổ giữ nhiệt độ ấm hơn, các sản phẩm lót giấy được ưu tiên https://xusothucung.com/giay-lot-nhat 3. Di chuyển lồng ra khỏi vị trí cửa sổ gió lùa, cửa ra vào các phòng. Khi bạn đặt lồng hamster cách xa khu vực không khí gió lùa thì sẽ giúp cho nhiệt độ trong lồng không bị giảm đi. Nhưng nên nhớ tốt nhất là bạn nên đưa lồng nuôi vào một phòng khác kín gió hơn và ấm áp hơn. 4. Thêm một số cách đơn giản và chi phí thấp để giúp giữ ấm cho phòng.  Bạn có thể dùng một tấm nylon trong suốt, bông gòn hoặc băng dính để bịt lại các nguồn gió lạnh từ cửa sổ hoặc các khe cửa. Nếu phòng bạn có khả năng cách nhiệt tốt với hệ thống sưởi ấm hoàn thiện thì ko cần phải làm điều này. 5. Đặt một máy sưởi xách tay trong phòng - nhưng không bao giờ đặt bên cạnh lồng của hamster.  Không khí ấm áp trong phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đén lồng hamster,còn nếu đặt bên cạnh lồng, nó quá nóng và có thể gây hại cho bé hamster vốn không thích nhiệt độ cao. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế vì bạn không thể đặt lò sưởi trong phòng nếu không có mặt ở nhà. Hamster của bạn cần một nhiệt độ ổn định, không biến động.   6. Bổ sung thêm nhà hoặc hang cho hamster trong lồng. Đơn giản cho bé hamster một căn nhà sứ hoặc gỗ trong lồng sẽ giúp bé tránh được không khí lạnh lẽo. Trong tự nhiên hamster thường đào sâu xuống lòng đất để giữ ấm, vì thế một căn nhà nhỏ cộng thêm một lớp lót dày sẽ giúp bé luôn cảm thấy ấm áp. Shop Xứ sở thú cưng- Hamster Vĩnh Phúc gửi các bạn links mặt hàng nhà ngủ để các bạn them khảo nhé https://xusothucung.com/nha-ngu-hamster-goc-cay Nếu có thể nên bố trí một chiếc hầm trú ẩn cho bé thì còn gì tốt hơn https://xusothucung.com/mat-dao-tham-hien-phan-tang-cho-hamster XỨ SỞ THÚ CƯNG HAMSTER VĨNH PHÚC ĐT, ZALO : 0974525388 FACEBOOK: WWW.FACEBOOK.COM/XUSOTHUCUNG

03/12/2023 Xem tiếp
Cách nhận biết chuột hamster mnang thai

Cách nhận biết chuột hamster mnang thai

Xin chào khách hàng của pet shop XỨ SỞ THÚ CƯNG- HAMSTER VĨNH PHÚC. Ngày hôm nay, shop xin hướng dẫn các bạn cách để nhận biết dấu hiệu của hamster mang thai -Dấu hiệu của một con hamster mang thai có thể thay đổi theo từng con và dựa vào giai đoạn của thai kỳ. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà bạn có thể quan sát: – Giai đoạn đầu mang thai, hamster sẽ uống nhiều nước hơn bình thường. – Hamster sẽ hay đào bới lót chuồng hơn, tích trữ đồ ăn vào 1 góc. – Ở giai đoạn cuối mang thai: phần bụng của hamster sẽ nổi rõ những đầu ti hồng (6-8 ti ở hamster winter white, 8-12 ti ở hamster bear). Gần đến ngày đẻ, hamster sẽ nhổ lông ở bụng mình, bạn sẽ thấy phần bụng chúng hồng hơn do lộ phần da. – Tăng kích thước bụng: Bụng của hamster cái sẽ trở nên to hơn khi mang thai. Điều này có thể là một dấu hiệu rõ ràng nếu bạn so sánh với kích thước bụng của nó trước khi mang thai. – Bé hamster của bạn ăn nhiều hơn: Một số hamster cái mang thai có thể có ham ăn nhiều hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. – Thay đổi tính cách: Một số hamster có thể trở nên nóng nảy hơn hoặc ít chịu chơi hơn khi mang thai. Chúng có thể trở nên hụt hẫng hoặc căng thẳng hơn. – Khoảng 15-18 ngày sau quan hệ giao phối, bạn có thể nhìn thấy những phần màu hồng (hạt lựu) trên bên trong bụng hamster, đó là những thai nhi đang phát triển, quan sát dễ nhất ở hamster bear mang thai nhiều con. Nhớ rằng việc chăm sóc một con hamster mang thai đòi hỏi kiến thức và quan tâm đặc biệt. Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp cho nó một môi trường an toàn và ổn định, cung cấp thức ăn sạch và nước sạch, và tạo điều kiện tốt cho việc sinh con sau khi thai kỳ kết thúc. Hãy bổ sung thêm đồ ăn dinh dưỡng cho hamster được mua tại các shop hamster uy tín. XỨ SỞ THÚ CƯNG– HAMSTER VĨNH PHÚC https://xusothucung.com/do-an-hamster Nếu các bạn còn cần hỏi gì cứ liên hệ với shop  đừng ngại nhé . Có thể gọi điện hỏi/nhắn tin zalo/fb hoặc tốt nhất là qua trực tiếp bên mình giải đáp sẽ chính xác , trực quan hơn tha hồ ngắm các bé cũng như lồng nuôi , thức ăn , đồ dùng ….. của bé. Xứ sở thú cưng- Hamster Vĩnh Phúc Quan tâm chăm sóc- gắn kết yêu thương Chuyên cung cấp chuột hamster, thỏ, bọ ú.... cùng vật dụng chăm sóc ZALO, PHONE: 0974525388 Facebook: https://www.facebook.com/XUSOTHUCUNG/ Địa chỉ: Số 2- Ngõ 9- Trần Phú - Vĩnh Yên

02/12/2023 Xem tiếp
Phân biệt các dòng chuột hamster

Phân biệt các dòng chuột hamster

Xin chào các bạn! Chắc hẳn các bạn đang muốn tìm hiểu cách phân biệt cũng như nhận biết các dòng chuột hamster phải không? Vậy hôm nay hãy cùng pet shop Xứ sở thú cưng - Hamster Vĩnh Phúc tìm hiểu nhé: CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI HAMSTER Hamster Bear Có kích thước lớn nhất trong 4 loại kể trên, khi trưởng thành chúng dài khoảng 15cm, nặng 150 – 200g. Đây cũng chính là loại được yêu thích nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới, sở hữu ngoại hình mập mạp, dễ nuôi và thân thiện, chúng được khoảng 70% người nuôi Hamster lựa chọn. Hamster bear có nhiều bé biết giả chết rất đáng yêu. Tuy nhiên cần lưu ý về tính hiếu chiến và hung dữ của Hamster Bear, vì vậy trong cách nuôi chuột Hamster Bear nên nghiên cứu kỹ trước khi quyết định nuôi chung các em Bear với nhau. Ko nuôi chung hamster bear với các loài khác. Hamster bear: do cơ thể to, nên nhu cầu vệ sinh cũng nhiều hơn so với các hamster khác, vì vậy để nuôi đc bear, các bạn cần xác định phải dọn dẹp thường xuyên hơn các hamster khác. Ngoài ra, bear to nên cũng cần chuồng rộng để có thể vận động, cỡ chuồng tối thiểu của bé bear nên dùng là dài 27 cm, rộng 21 cm. Các bạn hãy đến http://www.xusothucung.com để được tư vấn kĩ hơn về cách chăm hamster bear.   Hamster Robo Trái ngược với Bear, đây là loài nhỏ nhất trong “dòng họ”. Kích thước của Robo chỉ rơi vào khoảng 4 – 5 cm và nặng 50g khi trưởng thành. Tuy nhỏ bé nhưng chúng lại rất năng động, ít ngủ, thích chơi đùa. Bên cạnh đó, Robo khá nhút nhát và hay bị giật mình trước những người bạn mới. Hamster robo có ưu điểm là nhỏ nhắn, ít cần phải dọn chuồng, nhưng để cầm lên tay chơi như bear và winter white là rất khó, vì các bé chạy rất nhanh   Hamster winter white Dài 8 – 10cm, nặng 90 – 120g, cực kỳ hiền lành và hòa đồng nên dễ chơi đùa và vuốt ve chúng trên tay, tuy nhiên với người lạ chúng lại tỏ ra nhút nhát. Loài này có rất nhiều màu sắc và màu lông thay đổi đậm nhạt theo mùa. Đây cũng là loại hamster đượcc ưa chuộng và được trẻ em nuôi nhiều nhất, vì các bạn rất hiền và rất dễ nuôi. Vì cơ thể của winter white cũng ko quá to như hamster bear, nên cũng ko cần dọn dẹp nhiều như bear đâu các bạn nhé. Hãy đến http://XUSOTHUCUNG.COM để rinh ngay 1 bé ww về nhé các bạn Hamster winter white rất phù hợp cho các bạn nhỏ nuôi, vì các bé này rất hiền và dễ chăm nhé   Hamster Cambell Ngoại hình tương tự Winter White, tuy nhiên có thể phân biệt bằng phần mũi nhọn, thẳng trong khi mũi của WW tù và cong, tai của Cambell cũng to rộng và ít lông hơn. Cambell là loài Hamster khá hiếu chiến, thường chủ động tấn công hoặc đe dọa khi một Cambell khác lại gần. Hamster campell thường hay cắn, nên ít phổ biến như winter white và bear.  

01/12/2023 Xem tiếp
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHO BỌ Ú- CHUỘT LANG ĐI CHƠI XA

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHO BỌ Ú- CHUỘT LANG ĐI CHƠI XA

Thỉnh thoảng bạn sẽ cần đưa chuột lang đi đâu đó. Có thể là đưa đến bác sĩ thú y, hay là đưa đến nhà một người bạn khi bạn đi vắng vài ngày. Tuy vậy, xe ô tô , xe máy … mà không chuẩn bị đầy đủ thì thật nguy hiểm đối với chuột lang, cũng như với các loài thú nhỏ khác. Để giúp bé có một chuyến đi an toàn, bạn sẽ cần chuẩn bị cẩn thận và giúp bé cảm thấy thoải mái khi di chuyển. Phần 1: Chuẩn bị cho chuyến đi. 1. Mua một chiếc lồng vận chuyển. Nó có thể được làm từ vải, nhựa nhưng đừng dùng loại bằng kim loại hay lưới thép dày. Lồng này không cần phải đặc biệt dành cho chuột lang. Bất kì lồng nào dành cho thú và đủ to là được. Bạn hãy chọn một chiếc lồng to để chuột lang có thể xoay người, nằm xuống, đứng lên và có khoảng trống để đi lại. Dù không nên dùng lồng kim loại hay lưới thép dày, nhưng loại có cửa bằng lưới thép cũng được. 2. Lót giấy báo ở đáy. Hãy dùng khoảng 20 tờ, hoặc nhiều hơn. Báo không bừa bộn như lót chuồng. Bạn có thể thêm vải để chuột lang thoải mái hơn. Bạn cũng có thể thêm giấy vụn ở đáy lồng, để chuột lang có thể dùng chúng làm chỗ ẩn nấp. Cũng như chiếc lồng ở nhà, lồng di chuyển không nên có đáy là lưới thép. Lưới thép sẽ làm đau chân bé. 3. Đặt vào lồng một nắm cỏ timothy. Cỏ khô là thức ăn cần thiết cho chuột lang. Các bé thích ngủ trên cỏ và nhâm nhi chúng, và đừng bao giờ để chuột lang thiếu cỏ. Không nên giới hạn lượng cỏ của chuột lang. Hãy luôn cung cấp cỏ cho các bé khi di chuyển. 4. Thêm hoa quả và rau trong lồng. Ngâm hoa quả và rau trong nước, sau đó đặt chúng vào một chiếc bát. Đây là cách quan trọng để giữ độ ẩm cho chuột lang, nếu các bé không được cho uống nước trong chuyến đi. Đừng dùng bát đựng bằng sứ vì chúng có thể va vào và làm đau chuột lang. 5. Đặt một bình nước trong lồng nếu như bạn đi xa. Nếu như bạn cần đi thật xa, ví dụ lâu hơn hai giờ, chuột lang sẽ cần có nước. Bạn cần đặt một bình nước trong lồng và lau sạc mỗi khi nước tràn ra ngoài. Ví dụ như bạn hãy bỏ những lót chuồng đã thấm nước ra ngoài khi bạn dừng xe để nghỉ ngơi. 6. Điều chỉnh nhiệt độ của xe. Chuột lang thích hợp ở nhiệt độ khoảng từ 18-24 độ C. Hãy cố để lồng của chúng ở nhiệt độ này. Phần 2: Di chuyển chuột lang. 1. Đặt chuột lang vào lồng. Nếu như chuột lang ngoan ngoãn, bạn có thể đơn giản chỉ cần ẵm bé lên và đặt vào trong lồng. Bạn cần đặt một tay dưới ngực bé và một tay đỡ phần sau. Nếu chuột lang không chịu nằm im, bạn sẽ cần giữ bé chặt hơn. Đặt bé vào góc lồng, trò chuyện với bé để làm bé an tâm hơn. Hãy để chiếc lồng ở gần để bạn có thể đưa chuột lang vào lồng nhanh chóng. Khi chuột lang đã ở trong lồng, đóng cửa lại. Hãy đảm bảo chiếc lồng chắc chắn và chuột lang cảm thấy thoải mái. Bạn có thể để hai chuột lang trong cùng một lồng. Nếu bạn đi với nhiều hơn một bé, để các bé ở cùng một lồng cũng được. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ kiểm tra xem các bé có hòa thuận với nhau không. 2. Đặt lồng ở một nơi chắc chắn trên xe. Một nơi tốt cần có người để ý, bạn có thể để bé trên một chiếc ghế và cài đai an toàn. Một nơi không tốt là nơi mà lồng có thể trượt hoặc bật ra khi bạn dừng xe, gần điều hòa (bởi vì chỗ đó có thể quá lạnh hoặc quá nóng), hoặc trong cốp xe. Bạn cũng nên đảm bảo rằng mặt trời không chiếu thẳng vào lồng khi di chuyển. Điều đó có thể làm chuột lang sốc nhiệt. Nên tránh đặt lồng gần đài, nếu như bạn định bật đài. Chuột lang rất nhạy cảm với âm thanh, vậy nên, các bé cần tránh âm thanh lớn từ đài trên ô tô. 3. Lái xe cẩn thận. Bắt đầu lái chậm và tăng dần tốc độ để không làm chuột lang hoảng sợ. Rẽ chậm và điều chỉnh xe thật nhẹ nhàng, ví dụ như khi phanh lại. Bạn nên giúp chuột lang cảm thấy bình tĩnh. Các di chuyển đột ngột có thể làm chuột lang bị trượt trong lồng. Như thế sẽ làm các bé lo lắng. 4. Kiểm tra chuột lang thường xuyên. Nếu bạn đi xa, ví dụ như đi qua tỉnh khác, bạn cần kiểm tra các bé thường xuyên. Đảm bảo rằng chuột lang vẫn ổn, thức ăn và nước uống vẫn còn. Ví dụ, bạn hãy dừng nghỉ tầm năm phút giữa đường nếu bạn đi lâu. Nếu như bạn đi xa và thức ăn, nước uống đổ hết ra lồng, bạn hãy dọn hơn ba mươi phút. Dành thời gian này để kiểm tra đồ ăn và cỏ khô vì các bé luôn cần cỏ khô sạch. Bạn sẽ không muốn chuột lang ngồi trong một chiếc lồng bẩn khi bạn đang lái xe đâu. 5. Để ý dấu hiệu khi bé quá sợ hãi. Chuột lang có thể ẩn nấp và sợ hãi trong chuyến đi, nhưng đây không phải dấu hiệu quá quan trọng. Tuy nhiên, có những dấu hiệu mà bạn đặc biệt cần lưu ý đến. Những dấu hiệu này bao gồm kêu lớn, đi chậm, co rúm người lại. Nếu bạn đã nuôi chuột lang lâu, bạn sẽ biết đây có phải là hành động bình thường của bé hay không. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chuột lang bị di chuyển sẽ có những biểu hiện không bình thường. Nói chuyện với chuột lang trong chuyến đi. Điều đó có th

21/01/2023 Xem tiếp
Những cách nuôi nhím kiểng để chúng luôn khỏe mạnh

Những cách nuôi nhím kiểng để chúng luôn khỏe mạnh

Bên cạnh hamster, những chú nhím kiểng (hedgehog) đang là loài thu hút các bạn trẻ bởi sự đáng yêu của chúng. Nhím kiểng có thể vừa chơi vừa kiếm bộn tiền, nên rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ thời gian, công sức để đầu tư. Tuy nhiên, cách nuôi nhím kiểng tuy không phức tạp nhưng cũng không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết nhất định và tốn kha khá chi phí.  Nhím kiểng hay còn gọi là nhím gai nhà hay nhím gai lùn châu Phi là loài nhím gai được thuần hóa từ loài nhím gai hoang dã và hiện nay được nuôi trở thành một loại thú nuôi độc lạ. Chúng là loài rất thân thiện và dễ hòa đồng với các thú nuôi khác. Giá một bé  từ vài trăm có khi lên cả hàng triệu, nên không ít người đầu tư để nuôi nhím. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong cách nuôi nhím kiểng đáng lưu ý: Nhím kiểng Độ tuổi của nhím kiểng để chọn mua phù hợp nhất là từ 1,5 đến 2 tháng tuổi. Nếu nhím nhỏ tháng hơn thì sẽ dễ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao, lớn hơn thì khó huấn luyện chúng như ý  muốn. Một bé nhím kiểng được coi là tốt, chất lượng cao nếu kích thước đạt khoảng 60*30*30, nặng dao động trên dưới 100g. Khi đó, bé nhím con đã bắt đầu tập ăn và biết ăn, như vậy bạn sẽ dễ nuôi hơn là nhím sơ sinh vẫn chưa cai sữa mẹ. Khi chọn mua nhím cảnh, chúng ta nên quan sát tổng thể, để thử xem chúng có bị dị tật ở bộ phận nào không? Cố gắng quan sát cặp mắt, nếu mắt bé chưa mở tối đa, thì chứng tỏ bé nhím ấy vẫn cần sự chăm sóc của nhím mẹ, do đó không nên mua. Đặc biệt đôi chân của bé nhím phải cứng cáp để sau này dễ hoạt động và sinh hoạt. Chế độ dinh dưỡng: Trong môi trường tự nhiên nhím kiểng là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều thứ: sâu gạo, cào cào, dế và các loại rau quả như lê, dưa leo, táo, bí… Vì bản chất không hề kén ăn của chúng nên hầu như chủ nuôi rất dễ dàng trong việc chọn thức ăn. Tuy nhiên, khi nuôi dưỡng người ta luôn muốn bé nhím của mình có được chế độ dinh dưỡng tốt nhất, nên thị trường cho ra đời thêm Meo – thức ăn tổng hợp với đầy đủ đạm, vitamin và khoáng chất. Thức ăn cho nhím kiểng Một ngày bạn có thể được chia làm 3 bữa ăn cho nhím: sáng, chiều và tối. Tốt nhất không nền để thức ăn qua ngày và liều lượng thì tùy vào chế độ dinh dưỡng của mỗi bé. Nếu bé nhím bị suy dinh dưỡng cần bổ sung đạm nhiều hơn. Nguồn nước phải lọc sạch, không nhiễm phèn, hóa chất. Chuồng nuôi: Chuồng nuôi của nhím kiểng giống hamster, tuy nhiên về đồ chơi phụ kiện thì không nhất thiết phải cầu kỳ như thế, nhưng nhất thiết phải có máng ăn, bình nước sạch và bóng chạy cho các bé vận động. Một chuồng nhím đạt chuẩn là khi có kích thước 60cm x 30cm x 30cm (dài x rộng x cao), chất liệu kính hay mica. Cần đề chuồng ở nơi thoáng mát tự nhiên, tránh nắng và gió trực tiếp, và đặc biệt không để phòng điều hòa. Một mẹo để khử mùi và hút ẩm trong cách nuôi nhím kiểng, bạn nên lót mùn cưa gỗ thông trong chuồng các bé. Chuồng nuôi nhím kiểng nên được lót để các bé thấy thoải mái, vật liệu lót chuồng hữu Bạn nên lót chuồng nuôi thành 2 lớp, lớp bên dưới lót bằng cát mịn, lớp trên thì lót bằng mùn cưa. Chuồng nhím kiểng Vệ sinh và bảo vệ sức khỏe: Một tiện lợi khi nuôi nhím kiểng bạn không cần phải tắm quá nhiều và dùng các loại dung dịch diệt bọ, hay sữa tắm diệt vi khuẩn, bởi bản chất chúng vốn sạch sẽ, không bốc mùi hay rụng lông. Tắm cho nhím lúc trời nắng nhất trong ngày để tránh bị cảm lạnh, 3 ngày – 1 tháng tắm 1 lần tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu em nhím có dấu hiệu gãi liên tục thì có thể nhím đang bị lác hay bọ kí sinh. Với các bệnh cơ bản về da hay các loại bọ nhỏ bám trên lông thì bạn chỉ cần tắm cho bé bằng nước muối sinh lí (mua ngoài hiệu thuốc) và tráng lại bằng nước ấm. Ngoài ra đừng quên vệ sinh lại chuồng để phòng bệnh tái phát. Sinh sản: Khoảng thời gian tốt nhất để nhím kiểng mang bầu lần đầu tiên là từ 5 tháng đến 10 tháng tuổi, đây là thời gian chín muồi để nhím sinh sản. Không nên cho nhím kiểng sinh sản sớm hơn vì các chức năng chưa hoàn thiện, muộn hơn thì ảnh hưởng không tốt cho nhím mẹ lẫn nhím con. Nhím kiểng Thời gian mang thai của nhím kiểng trung bình từ 34 – 36 ngày, đôi khi có thể lên đến 45 ngày. 2 tuần trước khi sinh, bạn thêm bổ sung dinh dưỡng thêm cho nhím cái và vệ sinh sạch sẽ 3 ngày trước khi chúng “vỡ chum”. Một nhím kiểng có thể sinh từ 8-9 nhím con, con non dài khoảng 1 inch và khi mới sinh, sẽ có màng nhầy bao quanh da. Tuần đầu sau sinh, bạn hãy âm thầm quan sát nhưng đừng can thiệp vào ổ nhím. Điều đó sẽ khiến con mẹ căng thẳng phản ứng với bạn, thậm chí có vài nhím mẹ bị trầm cảm ăn cả con non.

18/01/2023 Xem tiếp
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo