logo Hamster Vĩnh Phúc

Cách chăm sóc

Cách để Chăm sóc Thỏ

Cách để Chăm sóc Thỏ

Nếu đang muốn nuôi thú cưng, bạn nên cân nhắc nuôi một chú thỏ. Thỏ có thể là một loại thú cưng tuyệt vời, vì chúng có cá tính đáng yêu, dễ thích nghi với môi trường sống trong nhà, thậm chí trong căn hộ. Để được khỏe mạnh và vui vẻ, thỏ cần được chăm sóc đặc biệt, đầu tiên là cỏ khô và rau, một cái ổ ấm áp, dễ chịu và thời gian chạy nhảy tùy thích. Phần 1: Làm nhà cho thỏ. 1. Mua một chiếc lồng có kích cỡ thích hợp. Với một chú thỏ trung bình khoảng 4 kg, chiếc lồng phải có kích cỡ chiều dài ít nhất 1,2 m, rộng 60 cm và cao 60 cm. Thỏ phải được thoải mái nằm, duỗi người, và còn chỗ để thức ăn, nước và khay vệ sinh. Bạn có thể mua chuồng thỏ đặt ngoài trời hay tự đóng lấy. Chuồng thỏ phải có chỗ cho thỏ nằm, di chuyển xung quanh, chỗ để thức ăn, nước uống và khay vệ sinh. Mua một hàng rào quây để có thêm không gian cho thỏ chạy nhảy. Thỏ có kích cỡ to cần một chỗ ở rộng hơn. Thỏ cần được di chuyển xung quanh và nằm duỗi một cách thoải mái. Bạn nhớ mua một chiếc lồng đủ rộng để chú thỏ của bạn có thể vui chơi! 2. Mua đúng loại lồng thỏ. Hãy tìm một chiếc lồng dành riêng cho thỏ, có đáy chắc chắn và cạnh bên làm bằng dây thép. Bạn cứ nghĩ đây là một “tổ ấm” cho thỏ ngủ và dự trữ thức ăn nước uống. Dự định là thỏ sẽ có khoảng 8-12 tiếng mỗi ngày ở ngoài trời trong hàng rào quây hoặc một không gian an toàn cho thỏ khám phá. Nếu chiếc lồng bạn mua có đáy bằng dây thép, bạn hãy lót một tấm ván gỗ chắc chắn vào dưới đáy. Đáy dây thép có thể làm chân thỏ bị thương. Chuồng thỏ ngoài trời phải chắc chắn, bảo vệ thỏ khỏi mưa gió và các loài thú săn mồi. Bạn có thể mua hoặc đóng chuồng thỏ, đảm bảo sao cho thỏ không bị nguy hiểm vì thú săn mồi và các yếu tố khác. Đừng nhốt thỏ một mình trong chuồng ngoài trời. Thỏ là loài động vật có tính xã hội cao, vì vậy bạn hãy tìm bạn cho thỏ từ lúc chúng còn nhỏ và triệt sản cho thỏ. 3. Lót chuồng bằng cỏ khô hay dăm bào từ gỗ mềm, ví dụ như gỗ thông. Còn có loại dành riêng để lót chuồng làm bằng gỗ tái chế cũng rất tốt. Thỏ thích làm ổ ấm áp, vì thế bạn hãy lót đáy chuồng bằng những vật liệu mềm và tự nhiên để cho chúng được dễ chịu. Ngoài làm vật liệu để lót chuồng, cỏ khô còn là một phần quan trọng trong chế độ ăn của thỏ, vì vậy bạn hãy đảm bảo chọn đúng loại cỏ cho thỏ. Cỏ đuôi mèo hay cỏ khô là các loại cỏ thích hợp cho thỏ. Tránh cỏ linh lăng vì loại cỏ này có lượng calories, protein và can xi cao, không thích hợp nuôi lâu dài với hầu hết thỏ trưởng thành. 4. Đặt chuồng ở một nơi an toàn cho thỏ. Bạn cần cho thỏ ra ngoài chạy nhảy, vì vậy hãy đặt chuồng thỏ trong căn phòng mà bạn không ngại chia sẻ với thỏ và an toàn cho nó. Loại bỏ hết dây điện, các vật dụng nhỏ và đồ đạc có giá trị khỏi phòng, tránh để trong phòng các loại hóa chất hoặc các loại cây có thể gây hại cho thỏ. Thỏ thích gặm dây điện, nhưng bạn có thể mua ống bảo vệ dây điện để ngăn không cho chúng gặm. Dùng cửa chặn em bé hoặc hàng rào quây để ngăn chó vào nhà phá đồ đạc và làm hại thỏ. 5. Đặt khay vệ sinh cho thỏ. Bản chất tự nhiên của thỏ là luôn đi vệ sinh vào đúng một chỗ, thông thường là ở một góc chuồng. Lót giấy báo xuống đáy chiếc hộp nhỏ (có bán ở các cửa hàng bán thú cảnh), phủ cỏ khô lên trên, hoặc rơm dành riêng cho thỏ và đặt ở góc chuồng yêu thích của nó. Suy nghĩ về việc đặt thêm một khay vệ sinh ở sân chơi của thỏ. 6. Tạo một chỗ ẩn nấp cho thỏ trong chuồng. Thỏ là loài động vật bị săn đuổi chuyên đào bới, vì vậy bạn hãy cho chúng những nơi để ẩn nấp, có thể là những khúc gỗ hoặc hộp các-tông để chúng được thoải mái. Bạn có thể cho mỗi chú thỏ một hoặc hai nơi ẩn nấp để chúng rúc vào tùy thích, tùy theo diện tích chuồng. 7. Đặt vài hộp các-tông để thỏ vào chơi, ẩn náu và gặm nhấm. Thỏ thích gặm nhấm, và điều này cũng giúp cho răng thỏ được khỏe mạnh. Nếu bạn không cho thỏ gặm nhấm như món ăn vặt, nó có thể gặm đồ đạc của bạn hoặc các vật dụng khác xung quanh. Đảm bảo thỏ luôn có thứ gì đó an toàn để gặm. Gặm nhấm giúp thỏ mài bớt răng và ngăn ngừa chúng khỏi bị thương. Phần 2: Cung cấp thức ăn, đồ ăn vặt và nước. 1. Liên tục cung cấp cỏ khô. Cỏ khô là thành phần chính trong chế độ ăn của thỏ nên lúc nào cũng phải có sẵn cho chúng. Các loại cỏ đuôi mèo, yến mạch, và brome là thích hợp. Bạn hãy cung cấp cỏ khô cho thỏ hàng ngày, bỏ vào một chỗ sạch trong chuồng. Đối với thỏ đang lớn (dưới 7 tháng tuổi), thỏ đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn cho chúng ăn cỏ linh lăng hoặc thức ăn viên để cung cấp thêm lượng calories cần cho các giai đoạn phát triển của thỏ. Cỏ khô sẵn có ở các cửa hàng bán thú cưng và thức ăn, hoặc bạn có thể trồng một khay cỏ dành riêng cho thỏ. 2. Cho thỏ ăn thức ăn viên chế biến từ cỏ đuôi mèo hay cỏ linh lăng. Những loại này có chứa protein và chất xơ cần thiết cho thỏ đang lớn. Thỏ trưởng thành cần khoảng 30gr thức ăn viên cho mỗi 2,5 kg cân nặng. Thỏ là loài động vật ăn cỏ, vì vậy một thực đơn rau và cỏ khô cân bằng có thể làm chúng tăng trọng lượng. Thức ăn viên cung cấp nhiều năng lượng hơn cỏ khô, vì vậy bạn nên cho ăn ít hơn. Hãy nhớ rằng thỏ không thể sống dựa hoàn toàn vào thức ăn viên. Chất xơ sợi dài khó tiêu hóa dưới dạng cỏ khô giữ vai trò quan trọng cho hệ tiêu hóa của thỏ, giúp ngăn chặn dị vật lông dạ dày và giữ cho bộ máy tiêu hóa của thỏ được khỏe mạnh và ổn định. Nhai cỏ khô sợi dài còn giúp thỏ mài mòn răng, ngăn ngừa những vấn đề về răng, vì răng thỏ liên tục mọc dài ra. Thỏ con có thể ăn thức ăn viên cỏ linh lăng tùy thích cho đến khi chúng được 6-7 tháng tuổi. 3. Cung cấp nhiều rau cho thỏ.  Thỏ nổi tiếng là thích cà rốt, nhưng bạn nên thỉnh thoảng mới cho ăn, vì cà rốt có hàm lượng đường cao.Rửa rau thật sạch, và nếu có thể, bạn nên cho thỏ ăn rau hữu cơ. Cho thỏ các loại rau ăn lá như rau chân vịt hay cải lá và củ cải. Ngoài ra, cải xoăn, cây mù tạc, mùi tây, cải xoong, cần tây và lá bồ công anh là những loại rau và lá tốt cho thỏ. 250gr rau xanh mỗi ngày là đủ cho một chú thỏ trưởng thành. Tập cho thỏ ăn dần dần từng loại rau để tránh rối loạn tiêu hóa. Đối với thỏ con trên 12 tuần tuổi, mỗi tuần bạn nên thêm vào một loại rau, mỗi lần khoảng 250gr để tránh cho thỏ bị rối loạn tiêu hóa. Bạn cũng có thể khoản đãi thỏ cưng bằng hoa quả như táo, việt quất, dâu và chuối. Hoa quả chứa hàm lượng đường cao, và nên cho ăn ít hơn, khoảng 30 - 60 gr cho mỗi 3 kg cân nặng của thỏ. 4. Tránh cho thỏ ăn các loại thức ăn không tốt cho chúng.  Có một số loại thức ăn không tốt cho thỏ như ngô, xà lách Mỹ, cà chua, bắp cải, các loại đậu, đậu hạt, khoai tây, củ cải đường, hành và cây đại hoàng. Bạn cũng không nên cho thỏ ăn măng, các loại hạt, ngũ cốc và bất cứ loại thịt nào. Không nên cho thỏ ăn thức ăn của người như bánh mì, chocolate, kẹo, sữa và bất cứ loại thức ăn chín nào. Không cho thỏ ăn xà lách (như xà lách Mỹ). Nó có thể khiến thỏ chết do tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì mất các loại vi khuẩn tốt trong ruột. Cải thìa là tốt nhất cho thỏ, nhưng nếu có thể, bạn hãy đảm bảo đó là loại rau hữu cơ, và rửa sạch trước khi cho thỏ ăn. Không bao giờ cho thỏ ăn cỏ đã cắt, vì điều này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho thỏ. Bạn có thể cho thỏ tự chọn thức ăn của nó trên bãi cỏ, miễn là không có thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, tránh cho thỏ ăn cỏ cắt bằng máy vì khi đó cỏ đã bị máy nghiền và làm nóng. Việc cắt cỏ có thể đẩy nhanh quá trình lên men và gây ra bệnh tiêu hóa cho thỏ. 5. Cho thỏ uống đủ nước. Nước sạch luôn phải sẵn sàng cho thỏ và phải thay hàng ngày. Bạn có thể cho nước vào bát hoặc vào chai nước loại dùng cho hamster, nhưng với cỡ của thỏ. Bát nước dễ bị đổ, bạn phải đảm bảo nước không chảy ra ngoài và thường xuyên lau sạch để tránh nhiểm bẩn. Nếu dùng chai nước, bạn phải chắc chắn nó hoạt động tốt và không bị tắc khi đóng hay mở.  Phần 3: Cho thỏ tập thể dục và vui chơi. 1. Từ từ làm quen với một chú thỏ mới. Khi đem một chú thỏ về, bạn hãy cho vào lồng hoặc chuồng để thỏ làm quen với nhà của nó. Đừng ngay lập tức tiến đến và chơi với thỏ, vì nó chưa định hình, chưa biết bạn là ai và chưa tin cậy bạn. Tiếp cận với một chú thỏ mới phải từ từ và nhẹ nhàng cho thỏ khỏi sợ. Thỏ rất nhát và thị lực không tốt, vì vậy bạn nên lên tiếng trước khi tiến tới. 2. Mỗi ngày bạn cho thỏ ra ngoài vài tiếng đồng hồ (từ 6-8 tiếng nếu có thể). Thỏ thích chạy nhảy, và bạn cần dành thời gian mỗi ngày vài tiếng cho thỏ hoạt động để nó được khỏe mạnh. Bạn có thể chơi với thỏ hoặc để nó tự chơi một mình, (nhưng phải trông chừng nó), tuy nhiên bạn đừng bỏ qua những yếu tố quan trọng khác trong việc chăm sóc thỏ. Đảm bảo quây thỏ trong hàng rào cắm sâu ít nhất 30 cm dưới đất và cao ít nhất 90 cm trên mặt đất, hoặc dùng bộ dây xích thỏ. Nếu muốn chơi với thỏ ngoài trời, bạn phải chắc chắn vào trong khu vực được rào, và không bao giờ để mặc thỏ mà không trông coi. Luôn trông chừng mèo, chó và các loài chim săn mồi để chúng không thể tiếp cận thỏ. 3. Cho thỏ nhiều đồ chơi. Thỏ thích gặm nhấm hộp các-tông và sách niên giám điện thoại cũ. Bạn cũng có thể thử chơi với thỏ bằng cách ném cho chúng một quả bóng nhỏ hoặc đồ chơi nhồi bông. 4. Nâng thỏ nhẹ nhàng. Thân hình thỏ rất yếu ớt và phải nâng một cách cẩn thận. Đặt một tay dưới mông thỏ, một tay ở đằng trước và ôm sát thỏ vào người. Đừng bao giờ túm tai thỏ để nhấc lên. Hầu như chú thỏ nào cũng thích được vuốt ve. Không nhấc thỏ lên một cách mạnh bạo hay vuốt ve thỏ khi nó tỏ ra không thích. Thỏ dễ bị căng thẳng nếu chúng cảm thấy không thoải mái. 5. Dành thời gian âu yếm thỏ. Việc lấy tình cảm của thỏ lúc đầu có thể hơi khó một chút. Chúng thích được cưng nựng và khoan khoái khi thỉnh thoảng được gãi gãi bên tai, nhưng thật ngạc nhiên là chúng không thích được nhấc lên nhiều. Điều này là do thỏ không muốn ra khỏi nơi dễ chịu của mình và có thể cảm thấy như bị phơi ra ngoài (nhất là khi bạn mới đem về). Đừng chán nản khi lúc đầu thỏ giận dữ cắn và cào mỗi khi bạn thử vuốt ve nó. Hầu như ai có thỏ mới đem về đều như thế cả. Bạn hãy nhớ dịu dàng và bình tĩnh, đừng nổi giận với chính mình hay với thỏ. Cứ tiếp tục cố gắng, và khi bạn đã thành công rồi, hãy đãi thỏ thứ gì đó như một quả táo chẳng hạn, để chúng biết rằng chúng đã làm được một việc tốt. Khi đã tạo được mối gắn kết với thỏ, bạn hãy tiếp xúc với chúng càng nhiều càng tốt. Việc này giúp xây dựng một mối quan hệ hạnh phúc và tuyệt vời rất xứng đáng vì thỏ là loai động vật nghịch ngợm và tò mò, và chúng sẽ đáp lại tình thương yêu của bạn như chúng đã nhận được. Phần 4: Nuôi thêm thỏ. 1. Cân nhắc nuôi vài chú thỏ cùng lúc. Thỏ là loại động vật có tính xã hội, và chúng thích thú khi được chơi với đồng loại. Nuôi hai con thỏ cũng không vất vả hơn nuôi một con là mấy, vì vậy có lẽ bạn nên nuôi thêm một chú thỏ nữa để cả hai đều được hạnh phúc. Đảm bảo lũ thỏ phải được triệt sản, nhất là khi bạn nuôi chúng ở trong cùng một chuồng. Chắc chắn rằng thỏ mới đem về phải hòa hợp với thỏ đang nuôi. Nếu muốn nuôi hai con thỏ trở lên, bạn hãy mua những con đẻ cùng lứa để chúng có cùng tuổi và kích cỡ. Triệt sản ngay cho thỏ để bạn không phải nuôi lũ thỏ con không mong muốn và cũng ngăn thỏ có những hành vi phiền phức do nội tiết tố gây ra. 2. Cho thỏ mới làm quen dần với thỏ đang nuôi. Bạn cần phải cho chúng làm quen từ từ để tránh ẩu đả. Thỏ cũng có thể tranh giành lãnh thổ. Một thỏ đực và một thỏ cái, hoặc hai thỏ cái có vẻ dễ hòa hợp hơn là hai thỏ đực, trừ khi chúng còn bé. Cho những con thỏ trong lồng ra một địa điểm trung gian trong vài ngày và quan sát hành vi của chúng. Nếu chúng đánh nhau và kích động, bạn cho bọn thỏ ra xa hơn hoặc ngăn riêng từng con ra trong vài ngày, sau đó lại cho chúng vào chung với nhau và trông chừng. Khi cho thỏ làm quen với nhau, bạn nên lấy rau ngon dụ thỏ để đánh lạc hướng chúng, đồng thời tăng mối kết giao hữu hảo khi xuất hiện một chú thỏ khác. Dần dần giảm khoảng các giữa các lồng cho đến khi đặt sát vào nhau, nhưng vẫn ngăn được các cuộc “tấn công”. Khi chúng đã quen sống hòa bình trong các lồng đặt cạnh nhau, tiếp tục “giữ nguyên hiện trạng” ít nhất một tuần. Sau đó, bạn cho thỏ vào hàng rào quây có các rào chắn giữa các chú thỏ, và nếu thấy ổn thỏa, bạn bỏ rào chắn ra cho thỏ gặp nhau trong thời gian ngắn và phải trông chừng chúng. Cho thỏ một hoặc hai đống rau ngon ngon để sự việc thêm tốt đẹp. Khi thỏ nằm xuống cạnh nhau và rỉa lông cho nhau nghĩa là cuộc sống của thỏ thật tuyệt vời. Phần 5: Giữ cho thỏ khỏe mạnh. 1. Rửa chuồng thỏ mỗi tuần. Đảm bảo trông chừng chúng khi bạn đang làm việc. Loại hết cỏ khô hay dăm bào bẩn khỏi chuồng, dùng nước xà phòng ấm rửa chuồng và giội nước thật sạch rồi để cho khô. Lót cỏ khô hay dăm bào mới vào. Bạn nên rửa sạch bát nước hoặc chai nước uống của thỏ mỗi ngày. Khay vệ sinh của thỏ phải được thay mỗi ngày và hàng tuần phải tiệt trùng kỹ với hỗn hợp 10% thuốc tẩy hoặc 10% giấm trắng. Rửa sạch và phơi khô. Nếu khay vệ sinh của thỏ bằng nhựa hay kim loại, bạn cũng có thể cho vào trong máy rửa bát. Làm thêm khay vệ sinh cho thỏ, như thế bạn có khay sạch để thay ngay khi khay kia bẩn hoặc đang làm vệ sinh. Nước tiểu thỏ có tính kiềm mạnh và các tinh thể có thể đóng lại trên bề mặt khay nên cần phải cạo đi. 2. Giữ nhiệt độ thích hợp cho thỏ. Nhiệt độ tối ưu cho thỏ là từ 16 đến 22 độ C.[11] Nếu thỏ ở ngoài trời, bạn phải tạo nhiều bóng mát cho thỏ, và nếu trời quá nóng, bạn đem thỏ vào nhà có máy điều hòa hoặc đặt vài chai nước đá vào chuồng cho thỏ được mát. Thỏ có thể chết vì bị sốc nhiệt. Tai thỏ là bộ phận kiểm soát nhiệt độ cho cơ thể chúng. Ở nơi hoang dã, thỏ sẽ chui xuống đất, tìm nơi mát mẻ để tránh nóng. 3. Chải lông cho thỏ. Bạn không cần tắm cho thỏ, nhưng có thể dùng bàn chải mềm nhẹ nhàng chải lông cho chúng mỗi ngày hoặc hai ngày một lần. Nếu nuôi hai chú thỏ, bạn sẽ thấy chúng rỉa lông cho nhau. Bạn có thể mua dầu tắm dành cho thỏ nếu chúng thực sự bẩn. Nói chung thì thỏ không cần tắm, trừ khi chúng quá bẩn và không thể tự chải lông cho sạch sẽ. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu bạn muốn tắm cho thỏ định kỳ. Nhưng nói chung, nếu có tắm cho thỏ thì cách 1 – 2 tháng tắm một lần đã là nhiều. 4. Đưa thỏ đến bác sĩ thú y ít nhất mỗi năm một lần. Thỏ cần phải được kiểm tra sức khỏe hàng năm để đảm bảo chúng được khỏe mạnh. Nhiều bác sĩ thú y chuyên chăm sóc chó mèo không có kinh nghiệm chăm sóc thỏ, vì vậy bạn có thể tìm một bác sĩ thú y chuyên trị các loài động vật “lạ”. Tùy vào khu vực bạn ở, bác sĩ thú y có thể đề nghị các loại vắc-xin tiêm phòng như vắc-xin phòng bệnh Myxomatosis, một loại bệnh của thỏ do virus gây ra nếu bạn ở Anh. Hiện nay ở Mỹ vắc xin Myxomatosis không được khuyến nghị sử dụng. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra và nói với bạn những dấu hiệu họ phát hiện ra, đồng thời đưa ra các giải pháp dựa trên tình trạng sức khỏe của thỏ. Để kiểm soát tốt tình trạng răng của thỏ có thể bác sĩ cần phải gây mê cho chúng để kiểm tra toàn bộ hàm răng và xử trí những điểm sắc nhọn trên răng hàm (premolars và molars).

21/01/2023 Xem tiếp
Hamster bị ướt đuôi

Hamster bị ướt đuôi

Một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm, thủ phạm gây nên sự ra đi vĩnh viễn của hàng loạt Chuột Hamster đó chính là bệnh ướt đuôi. Hiểu về bệnh như thế nào cho đúng? Nguyên nhân gây bênh ra sao? Cách phòng và chữa trị làm sao cho hiệu quả là câu hỏi của rất nhiều bạn mới nuôi. Hầu hết các bạn mới nuôi đều gặp phải tình trạng. Qua quá trình theo dõi và chăm sóc, shop mình rút ra được nhiều kinh nghiệm và hôm nay muốn chia sẽ những thông tin đó đến với mọi người. Nào, hãy cùng cửa hàng thú cưng HAMSTER VĨNH PHÚC tìm hiểu nội dung nào! Đuôi ướt là một bệnh nhiễm khuẩn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể trạng của các bé Hamster. Bệnh có thể lây lan và nếu không chữa trị kịp thời có thể cả đàn Hamster sẽ chết chỉ trong vài ngày. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu dưới đây thì nên nhanh chóng chữa trị để không ảnh hưởng đến tính mạng của các bé. 1. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐUÔI ƯỚT Ở HAMSTER. - Bạn lật ngửa Hamster lên và xem dưới phần gần đuôi. Nếu phát hiện có những chất dịch nhày bết vào phần lông và đuôi của bé thì bé có thể bị bệnh rồi đấy. Nếu bé bị ướt đuôi nặng, phần khu vực bị bết bẩn có thể lan rộng đến bụng của Hamster. - Bạn quan sát thêm bạn sẽ ngửi thấy có mùi hôi quanh khu vực chuồng do Hamster tiêu chảy quá nhiều. - Khi bị tình trạng ướt đuôi, Chuột Hamster không còn chải chuốt, đi đứng chậm chạp, mắt trũng và thường lâm vào tình trạng hôn mê nhiều giờ. - Bệnh ướt đuôi cũng thường làm bé ngủ li bì trong trong tư thế gập người, thức ăn trong chén chỉ vơi đi rất ít. Nếu phát hiện những dấu hiệu khác lạ giống mô tả bên trên thì Hamster của bạn có khả năng bị bệnh ướt đuôi rồi đấy. 2. NHỮNG VIỆC BẠN CẦN LÀM NGAY KHI HAMSTER BỊ ĐUÔI ƯỚT. - Xem xét có bao nhiêu bé bị bệnh ướt đuôi - Tách riêng những bé đã bị bệnh ra một lồng nuôi khác - Đổ hết tất cả thức ăn và lót chuồng có trong lồng nuôi mà Hamster đang sống. Sau đó vệ sinh sạch sẽ để Hamster khỏe mạnh không bị lây nhiễm. - Ngay lập tức đưa các bé bị bệnh đến bác sĩ thú y gần nhất (nếu có). Các bác sĩ thú y sẽ kê toa thuốc kháng sinh - Một loại thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy và chống mất nước. Bệnh ướt đuôi rất nguy hiểm, bạn cần thực hiện các biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt. - Nếu chỗ bạn không có bác sĩ thú y: + Bạn chuẩn bị một chuồng mới với đầy đủ lót chuồng và đồ ăn cho những Hamster bị bệnh. Lúc này Hamster đang mất nước và tiêu chảy rất nhiều, do đó bạn chỉ nên cung cấp thực phẩm khô, không nên cho ăn các loại trái cây, hoa quả.  + Mua 1 bình thuốc tiêu chảy dành cho thỏ bọ, Hamster ở tiệm thú cưng (nếu không có bạn cũng có thể mua thuốc tiêu chảy - Pedialyte - cho em bé ở các nhà thuốc gần nhất). + Nhỏ 1 vài giọt vào bình nước uống mà bé đang dùng (khoảng 2 – 4 giọt). Chú ý nước uống lúc này bạn nên dùng nước sôi để nguội để tránh các vi khuẩn gây hại cho bé. Nếu Hamster không chịu uống nước bạn có thể nhỏ thuốc tiêu chảy vào thức ăn khô (nếu thuốc tiêu chảy dạng bột thì rải đều lên phần thức ăn). + Tiếp tục theo dõi vào cho bé vài ngày khi phát hiện bệnh. Mỗi ngày bạn cần thay lót chuồng mới và làm vệ sinh lồng nuôi. Khi cho ăn nhớ cho 1 lượng vừa đủ, nếu ăn không hết bạn nên bỏ đi chứ không nên tận dụng cho Hamster khác ăn. Bạn cũng nên chọn các loại thức ăn sạch và khô để tránh vi khuẩn bám vào. - Theo dõi các bé thường xuyên trong vài ngày, nếu Hamster của bạn bắt đầu hoạt động trở lại: ăn nhiều hơn, uống nước được và hay đi lại thì đó là dấu hiệu của bé đang lành bệnh. Tuy nhiên, lúc này vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Hãy tiếp cho bé uống thuốc trong vòng ít nhất 7 ngày. 3. NHỮNG VIỆC NÊN LÀM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KHI HAMSTER BỊ ĐUÔI ƯỚT. - Giảm stess hay bất cứ điều gì làm bé căng thẳng: Stress là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đuôi ướt. Do đó bạn cần loại bỏ bất kỳ sự làm phiền hay khó chịu ở môi trường Hamster sinh sống như tiếng: ánh sáng, chó sủa, chú mèo vờn quanh chuồng và bất cứ điều gì ồn ào gần đó. - Giữ ấm cho hamster: Không để bé ở nơi quá lạnh. Nếu nơi bạn sinh sống có nhiệt độ thấp thì nên che chắn kỹ càng. Bắt thêm bóng đèn sợi tóc nếu cảm thấy cần thiết. Khi che chắn nên chừa các lỗ thoáng khí để bé không bị ngột. - Hạn chế di chuyển các bé Hamster trong quá trình mang bệnh hoặc có dấu hiệu bị mệt. - Vệ sinh sát trùng, phơi nắng thường xuyên các vật dụng: lồng nuôi, bình nước, thức ăn và đồ chơi. Làm sạch lồng mỗi 2 hoặc 3 ngày. Không nên làm vệ sinh quá nhiều có thể khiến bé cảm thấy stress hơn. - Giữ cho Hamster luôn có đủ nước: Hãy chắc chắn rằng bé Hamster có nước uống bất cứ lúc nào vì lúc này cơ thể của bé đang cần để hồi phục. - Không thay đổi các thức ăn mà Hamster thường dùng hằng ngày (trừ khi bác sĩ thú y tư vấn cho các bạn). Điều này có thể gây ra căng thẳng hơn. - Rửa tay, sạch sẽ khi tiếp xúc với bé - Cuối cùng vứt bỏ bất cứ thứ gì mà không thể khử trùng được.  

21/01/2023 Xem tiếp
Cách chăm sóc hamster

Cách chăm sóc hamster

Hamster là vật nuôi trong nhà khá phổ biến hiện nay. Những loài gặm nhấm nhỏ này thường có tuổi thọ khoảng hai năm và sống tốt nhất nếu được nuôi một mình. Có nhiều loài hamster khác nhau, chúng khác nhau về kích thước và đặc điểm. Bạn nên biết về giống hamster bạn định nuôi và kích thước phát triển đầy đủ của chúng là gì để bạn có thể mua lồng và thiết bị đồ dùng có kích thước phù hợp Hamster là loài sống về đêm, hãy chuẩn bị tâm lý cho 1 số tiếng ồn mà chúng gây ra vào buổi tối và bạn nên đặt chuồng nơi mà bạn cảm thấy phù hợp nhất cho bạn và chú hamster của bạn. Hamster có nhiều màu sắc và giống loại khác nhau, mỗi loài đều có các đặc điểm riêng biệt. Cách chọn được 1 bé hamster khỏe mạnh Cách chọn 1 chú hamster Không phải mọi bé hamster trong cửa hàng thú cưng đều có sức khỏe tốt. Việc vận chuyển từ người nhân giống hoặc nhà cung cấp đến cửa hàng thú cưng có thể sẽ là một khoảng thời gian căng thẳng cho hamster con, và chúng có thể sẽ bị bệnh từ đó. Khi lựa chọn, bạn không nên chọn một con hamster có phần đuôi ướt hoặc mắt chảy nước. Nên chọn hamster mà cả hai mắt vẫn đang mở và hamster vẫn đang ăn uống bình thường hoặc chạy quanh chuồng. Nếu một cái lồng dường như đang có một vài con hamster bị bệnh, tốt nhất là bạn không nên mua bất kỳ con hamster nào trong lồng đó vì bệnh rất dễ lây lan. Nếu bạn muốn dễ dàng thuần hóa hamster thì bạn nên chọn một bé hamster nhỏ, chúng sẽ dễ dàng huấn luyện và thuần hóa hơn những con hamster già, vì có thể những con hamster già đã có trải nghiệm xấu hoặc chưa bao giờ có sự tương tác với con người trước đó. Trước khi bắt đầu nuôi Trước khi bạn nuôi bất kỳ con vật nào, hãy chắc chắn rằng bạn đã sắp xếp cho chúng một ngôi nhà giảm thiểu căng thẳng nhất cho chúng khi mới về nhà mới và để chúng có thể thích nghi với ngôi nhà một cách dễ dàng. Hamster có nhu cầu chăm sóc cụ thể riêng: chúng phải được tập thể dục và kích thích tinh thần, cũng như một cái lồng thông thoáng với một nơi để ẩn nấp. Hamster của bạn cũng sẽ cần một chế độ ăn uống đa dạng với sự kết hợp của thức ăn mua tại cửa hàng và thức ăn tươi sống. Hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ những gì thú cưng của bạn có thể (và không thể) ăn. Những gì bạn cần để chăm sóc hamster Bạn sẽ cần chuẩn bị một vài vật dụng thiết yếu để chăm sóc hamster 1 cách tốt nhất, bao gồm: Lồng Ổ rơm và vật liệu làm tổ Thức ăn Đồ đựng thức ăn Chai nước Bánh xe Nhà hoặc nơi ẩn náu Đồ chơi Những gì bạn cần khi chăm sóc hamster Chọn loại chuồng phù hợp với Hamster của bạn Hãy chọn một cái lồng đủ lớn, kín và dễ dàng để dọn dẹp. Trong khi các loại lồng có các ống bên trong có thể sẽ rất thú vị, nhưng chúng sẽ khó làm sạch và kém thông gió (và các ống có thể quá nhỏ đối với một số chuột Syria). Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng trốn thoát của hamster, vì nó có thể chui vừa vặn qua những không gian nhỏ xinh và gặm những bức tường nhựa một cách đáng ngạc nhiên và nhanh chóng. Chuồng Nếu bạn đang định nuôi giống Hamster Syria, hãy lưu ý rằng nhiều loại lồng được bán cho hamster sẽ ở dạng nhỏ. Hoặc nếu bạn chuẩn bị nuôi một con Dwarf Hamster, hãy lưu ý rằng chúng có thể thường xuyên chui được qua các thanh chắn của các lồng hamster cỡ trung bình. Bạn sẽ phải làm sạch hoàn toàn lồng hamster mỗi tuần một lần. Hãy để chuột hamster của bạn ở một vị trí an toàn trong khi bạn dọn dẹp lồng. Thêm ổ rơm cho Hamster và vật liệu làm tổ Vật liệu làm ổ cho hamster Tránh dùng gỗ tuyết tùng và gỗ thông làm ổ nằm cho hamster của bạn; mùi của gỗ có thể gây khó chịu cho hệ hô hấp của hamster. Gỗ cây Aspen (cây Dương Lá Rung) là một lựa chọn an toàn hơn nếu bạn thích sử dụng ổ nằm là gỗ, nhưng nhiều người thích sử dụng giấy hoặc các loại vật liệu khác. Hamster thích một tổ ấm cúng để ngủ trưa; các vật liệu làm tổ bằng bông được bán ở các cửa hàng thú cưng là không cần thiết và có thể gây ra vấn đề nếu ăn phải hoặc nếu nó được quấn quanh ngón chân của hamster. Giấy vệ sinh vụn hoặc khăn giấy là những vật liệu làm tổ tuyệt vời và cũng có giá rất rẻ. Vật liệu làm ổ nằm cho hamster có thể được làm sạch và thay thế mới trong quá trình làm sạch lồng hàng tuần. Chọn thức ăn và đồ đựng cho Hamster Chọn một thực phẩm chất lượng tốt cho hamster của bạn. Thực phẩm dạng viên cung cấp một sự cân bằng dinh dưỡng tốt và đối với nhiều con hamster đây là một lựa chọn tốt hơn so với hỗn hợp thức ăn dạng rời. Với hỗn hợp thức ăn rời (hạt và các vật phẩm khác), hamster của bạn có thể chọn ra ăn những gì nó thích và bỏ đi những gì nó không thích, điều này có thể dẫn đến mất cân bằng chế độ ăn uống hoặc hamster sẽ bị thừa cân. Một hỗn hợp dạng viên có thể được bổ sung với một loạt các thành phần khác, bao gồm cả rau quả tươi. Hamster nên được cho ăn một lần một ngày. Bạn nên bỏ đi bất kỳ thực phẩm tươi sống nào mà hamster đã không ăn trong vòng một vài giờ. Nên dùng một bát ăn có không có độ sâu nhiều, nhỏ và nặng (bất cứ thứ gì không dễ bị lật đổ) sẽ lý tưởng như dùng dĩa ăn cho hamster của bạn. Một chiếc bát sành bằng gốm hoặc sứ nhỏ là một lựa chọn tuyệt vời, vì chúng chắc chắn và sẽ không bị hamster nhai. Bạn không nhất thiết phải mua cho hamster một chiếc dĩa ăn ngộ nghĩnh hay quá đặc biệt, chỉ cần chắc chắn rằng bất cứ thứ gì bạn chọn sẽ không bị nhai lại vào ngày hôm sau. Một chai nước treo nhỏ với vòi và thép không gỉ là dụng cụ chứa nước được sử dụng phổ biến nhất cho hamster. Hãy chắc chắn rằng hamster của bạn luôn có đầy đủ nước sạch. Bố trí cho hamster của bạn chỗ tập thể dục Bánh xe tập thể dục cho hamster Hamster thích chạy và cần tập thể dục, vì vậy hãy mua bánh xe tập thể dục lớn nhất, chất lượng tốt nhất mà bạn có thể. Bánh xe nên có một bề mặt vững chắc để chạy và không nên chọn loại bánh xe có thanh gắn chéo trong lồng chạy (hamster có thể bị vướng chân hoặc cổ khi chạy). Nên tìm kiếm dạng bánh xe chạy có các thanh chắn gắn ở bên cạnh của lồng. Hãy chắc chắn rằng bánh xe khi chạy sẽ không ồn ào, làm thức giấc bạn vì hamster thường chạy vào ban đêm. Bạn có thể cho một lượng nhỏ dầu ăn vào trục bánh xe để giúp giữ cho bánh xe khi chạy sẽ luôn yên tĩnh. Ngoài bánh xe, hamster của bạn nên có nhiều thứ để nhai và leo lên. Hamster cần rất nhiều thứ để kích thích và tập thể dục, nếu không chúng có thể trở nên buồn chán. Khi Hamster có cảm thấy buồn chán chúng sẽ bắt đầu nhai mọi thứ xung quanh, và cố gắng thoát ra khỏi lồng. Có rất nhiều loại đồ chơi cho hamster có sẵn ở các cửa hàng thú cưng, hoặc bạn có thể sử dụng ống giấy vệ sinh và hộp khăn giấy để làm đồ chơi cho hamster của bạn. Bạn có thể mua thêm Nhà hoặc hộp trú ẩn cho Hamster Nhà trú ẩn Hamster rất cần một nơi nghỉ ngơi riêng tư để ngủ. Một ngôi nhà hoặc hộp trú ẩn kín được làm từ hộp các-tông nhỏ (loại này sẽ phải được thay thế thường xuyên vì chắc chắn là sẽ bị hamster nhai nhưng bù lại thì nó cũng rất kinh tế), một hộp nhựa (cũng có thể bị nhai), một hộp gỗ (có thể bị nhai hoặc bẩn và bốc mùi), hoặc những thứ khác như một nửa vỏ dừa hoặc một chậu cây đất sét nhỏ. Hoặc bạn có thể sử dụng hộp đựng thức ăn bằng nhựa lộn ngược lại và sau đó cắt cửa cho hamster của bạn có thể chui vào (đảm bảo rằng cửa không có cạnh sắc). Ngăn chặn các vấn đề trong quá trình chăm sóc Hamster Vấn đề khi chăm sóc hamster Hamster là vật nuôi khá khỏe mạnh. Nhưng nếu có sự cố xảy ra, thì hamster quá nhỏ, nó sẽ bị ảnh hưởng khá nhanh. Hãy luôn chú ý tới các biểu hiện bất thường của hamster như ít vận động, bỏ ăn, tiêu chảy, rụng lông, hắt hơi hoặc chảy nước mắt. Một số trong số biểu hiện này có thể là do nhiễm trùng hoặc thậm chí viêm phổi. Cố gắng giữ cho hamster của bạn luôn ấm và uống đủ nước, hãy hỏi bác sĩ thú y về những việc cần làm. Nếu hamster của bạn trốn ra khỏi lồng, hãy quan sát gần chuồng và sau đó mới tìm kiếm sang các phòng khác. Vì chúng là sinh vật sống về đêm, bạn hãy tìm chúng vào ban đêm và kiểm tra bên dưới và phía sau các thiết bị đồ đạc. Nếu có thể, hãy để cửa lồng mở với nhiều thức ăn để bên trong, hamster có thể tự quay trở

21/01/2023 Xem tiếp
Chăm Sóc Hamster Mang Thai Và Sinh Con

Chăm Sóc Hamster Mang Thai Và Sinh Con

Chăm Sóc Hamster Mang Thai Và Sinh Con   1. Đừng bao giờ chạm vào bụng của hams mẹ để cố gắng cảm nhận được hamster baby: Hamster mẹ mang thai cực kỳ nhạy cảm và nếu chúng cảm thấy căng thẳng, chúng rất có khả năng sẽ gây hại cho hamster sơ sinh khi chúng được sinh ra. Cảm thấy căng thẳng vì sự động chạm của người khác vào bụng, nó sẽ khiến sức khỏe của trẻ sơ sinh vào lâm vào nguy cơ lớn. hamster mẹ khi mới sinh rất là nhạy cảm 2. Bổ sung một chế độ ăn uống dinh dưỡng cho hamster mẹ: Hãy bổ sung đầy đủ các loại thức ăn dinh dưỡng tốt cho hamster mẹ và đàn con sắp sinh. Bạn nên cẩn thận với các loại thức ăn mới vì chúng có thể gây ra các xáo trộn không cần thiết, nên dùng các loại thức ăn quen thuộc. Thức ăn tổng hợp cho hamster được khuyến khích sử dụng vì hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ nhưng lại không hấp dẫn bằng các loại thức ăn khác. Bạn có thể thêm sữa và pho mát vào với một lượng nhỏ vào thành phần thức ăn để bổ sung canxi và giúp hamster mẹ có đầy đủ sữa cho con bú. Là một nguồn protein bổ sung, bạn có thể cho hamster ăn lượng vừa phải trứng luộc (đặc biệt là lòng trắng), các loại hạt, lúa mạch, yến mạch. Bạn cũng có thể thêm vào số lượng nhỏ các loại rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất chẳng hạn như bông cải xanh, dưa chuột, súp lơ, táo, nho, chuối, và dâu tây. Tất nhiên phải chú ý định lượng để tránh tình trạng tiêu chảy bất ngờ. Nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho hamster mẹ trong thời kỳ nuôi con 3. Tách riêng hamster mẹ một mình sau khi ghép đôi 13 ngày: Hamster mẹ muốn hoàn toàn ở một mình ít nhất một vài ngày trước khi sinh. Điều này có nghĩa rằng bằng mười ba ngày sau khi giao phối, bạn thậm chí không nên can thiệp vào lồng hoặc thay đổi lót sàn. Cẩn thận nhất có thể khi đưa thức ăn mới cho nó. Nếu không làm điều này có thể dẫn đến mất đi các bé hamster sơ sinh. Nếu bạn không nắm bắt được thời gian giao phối, hãy nhớ rằng hams mẹ sẽ thể hiện các dấu hiệu mang thai trong khoảng 10 ngày sau khi giao phối. 4. Tách các hamster khác ra xa hamster mẹ: Ngoài các tác động từ con người, hamster mẹ cũng sẽ cảm thấy bị đe doạ bởi đồng loại trong cùng một lồng, thậm chí cả hamster bố, điều này sẽ dẫn đến kết quả xấu tương tự cho hamster sơ sinh, vì thế bạn nên nuôi hamster mẹ trong 1 lồng và các hamster còn lại trong lồng khác. Nếu trong lồng xảy ra tình trạng xung đột, cắn xé lẫn nhau, rất có thể nguyên nhân là vì một trong số chúng đang mang thai, đây cũng là dấu hiệu để bạn nhận ra. 5. Không bắt hoặc bế các bé hamster sơ sinh trong hai tuần đầu sau khi sinh: Trong hai tuần đầu tiên, hamster mẹ sẽ nhận ra con của mình bởi mùi hương. Nếu bạn bế hamster baby, thậm chí do tình huống bất đắc dĩ, hamster mẹ có thể không nhận ra và tấn công chúng. Vì thế tuyệt đối không bao giờ chạm vào hamster con trong 2 tuần đầu tiên. Điều này cũng bao gồm vô tình lưu lạc mùi hương của bạn vào mùn lót chuồng. Đừng cố gắng dọn dẹp lồng trong giai đoạn này. Trong trường hợp không còn cách nào khác, bạn có thể dùng đũa sạch gắp hamster con bỏ vào tổ cho mẹ nó, nhưng việc này không đảm bảo 100%  an toàn cho nó. Hạn chế tiếp xúc hamster con để tránh làm hamster mẹ hoảng sợ 6. Đặt vị trí bình nước: Để lại bình nước thấp hơn so với bình thường. 7. Bắt đầu đặt thức ăn cứng cho hamster sơ sinh tại 7-10 ngày: Mặc dù chúng vẫn chưa sẽ được cai sữa hoàn toàn cho đến khoảng ba tuần, bạn vẫn có thể bắt đầu đặt các thực phẩm rắn trong lồng sau 7-10 ngày. Với các viên thức ăn tổng hợp bạn có thể ngâm qua nước cho mềm. 8. Mang đàn hamster sơ sinh đến thú y ngay lập tức nếu bạn thấy hams mẹ bỏ rơi chúng: Đặc biệt là nếu đó là lứa con đầu tiên của hamster mẹ, nó có nhiều khả năng từ bỏ hoặc ăn thịt chúng do căng thẳng với môi trường. Nếu là trường hợp này, tách hams mẹ ra ngay lập tức và đưa chúng đến bác sĩ thú y. Họ có thể giúp đỡ bạn!

21/01/2023 Xem tiếp
Các bệnh thường gặp ở hamster!

Các bệnh thường gặp ở hamster!

Hamster là một loài khá ít bệnh nhưng lại rất dễ mắc bệnh và hay tự làm mình bị thương do ham chơi. Một khi Hamster đã mắc bệnh thì mọi thứ có thể trở nên nghiêm trọng vì Hamster khá yếu. Dưới đây là danh sách 5 chứng bệnh phổ biến nhất thường gặp ở chuột Hamster. Hãy cùng theo dõi để nắm được các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý nhé! Dấu hiệu Hamster bị bệnh hoặc chấn thương Hamster sẽ biểu hiện những triệu chứng sau đây nếu như chúng đang có bệnh: Chán ăn, ăn không ngon Yếu ớt, ít hoạt động, đờ đẩn Thích chui vào một góc Hay xù lông Hắt hơi, thở khò khè, chảy máu mũi Ướt đuôi Đi vệ sinh lỏng, ra máu, nước tiểu có màu khác Rụng lông (thường là dấu hiệu của ký sinh trùng hoặc dị ứng) Nếu Hamster của bạn bị thương hoặc có dấu hiệu trên hãy khuyến khích nó ăn nhiều và uống nước (nếu không chịu ăn và uống hãy sử dụng ống nhỏ giọt để bơm vào miệng của bé). 5 chứng bệnh thường gặp nhất ở Hamster Áp xe ở Hamster Áp xe là túi nhiễm trùng có thể hình thành từ những vết vỡ khá nhỏ trên da. Mủ tích tụ dưới da, đôi khi hình thành một khối khá lớn có thể tự chảy ra. Áp xe có thể hình thành từ vết cắt hoặc vết trầy xước trên da và cả trong túi má nếu có vết xước ở niêm mạc miệng Hamster. Nếu bạn thấy miệng của Hamster phồng lên như chứa đồ ăn nhưng không có gì thì bé có thể bị áp xe ở túi má. Hamster bị áp xe cần được đưa tới cơ sở thú y để xử lý mủ và điều trị bằng kháng sinh. Nhiễm trùng hô hấp Hamster có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm phổi. Dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm Hamster hắt hơi, chảy nước mắt hoặc mũi và thở khò khè. Hắt hơi thường xuyên không quá đáng lo ngại nhưng nếu Hamster chán ăn, đờ đẫn, thở khò khè hoặc khó thở, cần đưa tới thú y ngay lập tức. Thay đổi môi trường sống và nhiệt độ đột ngột có thể khiến Hamster tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, nếu bạn không chú ý mà lựa chọn phải một số loại giường làm từ gỗ tuyết tùng và thông thì có thể gây kích ứng đường hô hấp dẫn đến nhiễm trùng. Chứng bệnh Đuôi ướt Còn được gọi là viêm ruột tăng sinh và viêm ruột khu vực, Đuôi ướt là một bệnh rất dễ lây lan và thường gặp nhất ở chuột Hamster mới cai sữa. Một loại vi khuẩn có tên Campylobacter jejuni được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Đuôi ướt và bệnh này có thể xảy ra khi Hamster bị căng thẳng, thay đổ chế độ ăn, môi trường sống đột ngột. Hamster bị chứng uớt đuôi có thể sẽ chết rất nhanh nếu như không được chữa trị kịp thời, biểu hiện qua các dấu hiệu như tiêu chảy (gây ướt quanh đuôi), lờ đờ, chán ăn và hay xù lông. Không phải tất cả chuột Hamster bị tiêu chảy đều có đuôi ướt nhưng nếu chuột Hamster của bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên tìm đến chăm sóc thú y thay vì tự tìm cách chữa tại nhà. Tiêu chảy ở chuột Hamster Tiêu chảy có thể là biểu hiện của một số chứng bệnh như Đuôi ướt, ký sinh trùng đường ruột hay do thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bệnh bằng kháng sinh cho Hamster. Ngoài ra, ăn quá nhiều rau và thực phẩm tươi khác là một nguyên nhân khá phổ biến của tiêu chảy, nhưng trong trường hợp này Hamster thường không có biểu hiện lạ hay mệt mỏi. Khi bị tiêu chảy, Hamster sẽ bị mất nước tương đối nhiều. Việc bạn cần quan tâm nhất lúc bấy giờ sẽ là làm thế nào cho bé uống nước. Nếu bé mệt, hãy tiêm, truyền nước hoặc đút cho bé uống; nếu bé vẫn ổn thì hãy theo dõi việc uống nước của bé và điều chỉnh sao cho cân bằng được lượng nước cho Hamster. Khi bé bị tiêu chảy, không nên cho ăn các loại thức ăn tươi sống cho đến khi khỏi hẳn, bắt buộc phải thay đổi chế độ ăn cho Hamster để bé không còn bị tiêu chảy nữa (nấu sôi nước và thức ăn cho bé). Nếu bé giữ trạng thái đờ đẫn cùng tiêu chảy trong thời gian dài (3-4 ngày), hãy tìm đến cơ sở thú y. Bệnh ngoài da ở Hamster Hamster có thể nhiễm ve da và lông khi bị trầy xước da hoặc có vết thương hở. Ringworm là một loại nấm viêm da dị ứng và nhiễm trùng da phổ biển ở Hamster cần được điều trị. Hamster của bạn rụng lông khi đến mùa hoặc bé đã già là một điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bé có hiện tượng bong tróc da, có vẩy, ửng đỏ cơ thể hoặc bất kì tổn thương nào trên da thì hãy đưa bé đến khám ở bác sĩ thú y. Hamster có tuyến mùi trên sườn của chúng, khi mùi chúng thay đổi có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng bé đang bị bệnh. Giường bằng gỗ tuyết tùng cũng có thể gây kích ứng da cho bé. Hãy lưu ý khi dùng kháng sinh cho Hamster Một số loại kháng sinh có thể gây độc tính gây tử vong ở chuột Hamster do cách thức hoạt động của đường tiêu hóa bao gồm: Penicillin, amoxicillin, ampicillin, streptomycin, dihydrostreptomycin, tetracyclines, lincomycin, erythromycin, vancomycin, cephalosporin và gentamycin. Đây là tất cả các loại kháng sinh nên tránh dùng cho chuột Hamster. Vì vậy khi sử dụng thuốc cho bé không theo đơn hoặc đơn từ một vị bác sĩ bạn không tin tưởng lắm thì tốt nhất phải tìm hiểu về nguồn gốc và thành phần của thuốc để tránh làm cho bé bị ngộ độc và gây tử vong. Sử dụng thuốc cho tới khi hết đơn, không dùng nửa đơn rồi bỏ vì có thể làm bé bị lờn thuốc. Bất kì một dấu hiệu nào bất thường của bé cũng là một lời cầu cứu của bé và cũng là một lời cảnh báo với chúng ta. Bé cũng là thành viên trong gia đình vì vậy hãy quan tâm sức khoẻ bé nhiều hơn nữa để có thể kéo dài thời gian cho Hamster ở bên chúng ta.

21/01/2023 Xem tiếp
CÁCH HUẤN LUYỆN HAMSTER CHẠY ĐẾN BÊN BẠN KHI BẠN GỌI CHÚNG

CÁCH HUẤN LUYỆN HAMSTER CHẠY ĐẾN BÊN BẠN KHI BẠN GỌI CHÚNG

  CÁCH HUẤN LUYỆN HAMSTER CHẠY ĐẾN BÊN BẠN KHI BẠN GỌI CHÚNG Hôm nay shop xusohamster sẽ hướng dẫn các bạn cách huấn luyện hamster. Chăm sóc thú cưng không chỉ đơn thuần là cho các bé ăn uống và cưng chiều các bé. Bạn hoàn toàn có thể huấn luyện các bé một cách bài bản nếu biết cách. Hãy cùng xusohamster tập cách huấn luyện em hamster để làm sao chỉ cần nghe tiếng gọi là em sẽ tự chạy đến bạn Khi thực tập bài học này, bạn nhớ canh vào thời gian hamster đói và không có đồ ăn ở trong chuồng, để bé có sự tập trung vào bài học này nhé. Bước 1: Cho hamster làm quen với giọng nói của mình. Đây là bước quan trọng nhất, bạn thường xuyên nói chuyện với hamster để bé làm quen với giọng của mình. Sau một thời gian bạn có thể bắt tay vào việc huấn luyện hamster. Nhớ rửa sạch tay trước và sau khi ôm hamster, đôi khi bàn tay bẩn của bạn cũng có thể gây hại cho hamster. Nếu có mùi hôi thậm chí chúng không dám đến gần bạn. Hãy cho hamster biết bàn tay của bạn sẽ luôn yêu thương vỗ về chúng và luôn cho chúng cảm giác được cưng chiều. Bước 2: Chuẩn bị một số loại  hạt hay những thức ăn mà các bé thích an. Hãy đặt chúng trong lòng bàn tay của mình Bước 3: Hãy để miếng ăn đối diện với hamster ở góc gần chuồng để thu hút sự chú ý của bé. Cầm trên tay thức ăn đưa lên đưa xuống để khiến cho hamster có thể đánh hơi đuọc mùi đồ ăn một cách rõ ràng hơn. Bạn cũng tránh làm quá mạnh tay sẽ khiến các bé có cảm giác nguy hiểm và thiếu an toàn, như vậy các bé sẽ không dám đi ra khỏi chuồng. Nếu như các bé có biểu hiện phản kháng thì bạn không nên tiếp tục bài huấn luyện hamster này, hãy để dành vào dịp khác. Bước 4: Khi hamster đến gần với tay bạn, hãy cho nó lấy đồ ăn và ăn một cách thoải mái Bước 5: Lặp lại hành động này nhiều lần. Nhưng thỉnh thoảng bạn hãy gập bàn tay lại để giấu đồ ăn đi và như thế hamster sẽ không biết khi nào bạn cho chúng ăn hay không Bước 6 Sau nhiều lần làm như vậy, hãy cứ lặp lại hành động này và không có thức ăn. Sau một thời gian, hamster sẽ tự động đến gần bạn kh bạn nắm lòng bàn tay như vậy

21/01/2023 Xem tiếp
Cách phân loại chuột Hamster cơ bản nhất và phổ biến nhất

Cách phân loại chuột Hamster cơ bản nhất và phổ biến nhất

Cách phân loại chuột Hamster cơ bản nhất và phổ biến nhất Có nhiều bạn mới nuôi không biết cách phân biệt để lựa chọn cho mình một bé Hamster phù hợp, bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn cơ bản tổng quát về các loại Hamster phổ biến hiện nay: Có rất nhiều loại Hamster khác nhau, nhưng thường chia làm 4 dòng chính là: Hamster Teddy Bear, Hamster Winter White, Hamster Robo, Hamster Campell. Và mỗi dòng có nhiều loại màu sắc khác nhau, và nếu ghép cặp thì chỉ có thể ghép cặp dòng ( màu sắc thì có thể khác nhau ) ,  nhưng vẫn có trường hợp có thể ghép Winter White và Campell nhưng rất hiếm. 1. Chuột Hamster Bear - Hamster Gấu ( Syrian Hamster ) Chuột Hamster Bear, là loại hamster được nuôi phổ biến nhất. Chúng là loại Hamster thân thiện và phù hợp để làm thú nuôi cho trẻ em. Hamster Bear nên được nuôi riêng từng cá thể sau 10 tuần tuổi, hoặc là ghép cặp. Nếu bạn nuôi nhiều hơn 2 cá thể hamster bear chung lồng, khả năng lớn là sẽ xảy ra các cuộc chiến giữa các bé, chúng có thể cắn nhau đến chảy máu. Nhưng nếu những chú chuột gấu đã sống với nhau từ nhỏ thì chúng rất hòa hợp ,nhưng điều này khá hiếm. Hamster Bear là loài ăn đêm, và hiếm khi hoạt động vào ban ngày. Chuột Hamster Bear là loài có bộ lông đa dạng về cả hình thái ( lông sát và lông xù ) và màu sắc ( vàng mơ, khoang vàng, tam thể, golden, bò sữa đen, bò sữa tím, bò sữa mắt kính ). Đây cũng là loại Hamster có hình thể lớn nhất, thân hình dài, khi trưởng thành có thể đạt đến 12-15cm, tuỳ thuộc giới tính. Bear cái có thể phát triển lớn hơn con đực, nhưng chỉ dài khoảng 15cm. Chúng có đuôi rất ngắn, túi má lớn, và đôi mắt nhỏ. Tuổi thọ trung bình của một chú Hamster Bear là khoảng 2 đến 3 năm. Dưới đây là hình ảnh về một số màu sắc của dòng Hamster Bear : Hamster Bear màu vàng mơ ( full kem )  Hamster Bear màu vàng khoang trắng ( khoang kem ) Hamster Bear màu tam thể Hamster Bear màu golden Hamster Bear màu bò sữa ( Panda ) Hamster Bear mắt kính ( viền mắt của bé có lông màu trắng ) Hamster Bear Lông xù dài 2. Hamster Winter White  Hamster Winter White có lối sống bầy đàn và có thể hoạt động vào ban ngày. Hamster Winter White khá nhanh nhẹn và rất hiền lành thân thiện, ít khi cắn và rất dạn người. Chúng rất nhỏ và nhanh, vì thế cần cẩn thận khi cho trẻ em bế giữ chúng để tránh trường hợp chú hamster con có thể nhảy tuột ra khỏi tay trẻ và rơi xuống đất, dẫn đễn shock và ngừng tim.  Hamster Winter White rất nhỏ và nhẹ, chỉ từ 8-10cm khi phát triển đầy đủ. Tuổi thọ trung bình của một chú hamster Winter White khoảng 2 năm. Ở Viêt Nam, Hamster Winter White có 5 màu cơ bản: * Trắng Sọc ( toàn thân trắng toát và có 1 sọc màu ở chính giữa lưng) * Bông Lan ( toàn thân màu vàng nâu và 2 mắt màu đen ) * Vàng Chanh ( toàn thân màu vàng chanh và 2 mắt màu đỏ ) * Trà Sữa ( lông màu nâu sữa và 2 mắt màu đỏ ) * Saphia ( lông màu xám ghi , 2 mắt màu đen ) * Sóc ( lông màu đen giống con sóc ) Hamster Winter White màu trắng sọc ( có thể có trắng sọc đen trắng sọc vàng, trắng sọc tím ) Hamster WW vàng chanh ( vàng mắt đỏ ) và Hamster WW bông lan ( vàng mắt đen ) Hamster Winter White màu trà sữa Hamster Winter White màu sóc Hamster Winter White màu sapphire 3. Hamster Roborovski  Hamster Roborovski hay thường được gọi đơn giản là Robo có cuộc sống bầy dàn khá rõ, là loại dễ ghép cặp đặc biệt từ lúc còn nhỏ. Rất rất hiếm khi Robo cắn. Mặc dù là những chú Hamster lành nhất nhưng với thân hình nhỏ (nhỏ nhất trong họ hàng Hamster) và tốc độ cực nhanh,sẽ rất khó cho bạn bắt và bế được nó lên. Chúng sẽ dễ dàng thoát khỏi bàn tay của bạn dù thế nào, vì thế nên cần hết sức chú ý cẩn thận khi bế Robo. Chúng cũng là loài ăn đêm. Hamster Robo thường có màu nâu cát với phần bụng trắng, đốm trắng trên mí mắt, và đôi khi là khuôn mặt trắng (Robo Isabel). Robo là giống Hamster nhỏ nhất trong tất cả các loại hamster phổ biến, đạt kích cỡ khi trưởng thành chỉ 3.8~5cm. Tuổi thọ trung bình của một Roborovski dài hơn bất kỳ của các giống hamster thông thường khác ở mức 3 đến 3.5 năm Hamster Robo có 4 loại màu chính gồm :   Hamster Robo mặt nâu  Hamster Robo isabell ( mặt trắng )  Hamster Robo platinum ( trắng tinh )  Hamster Robo pied ( robo bò sữa ) 4. Hamster Campbell Hamster Campbell thường có cuộc sống bầy đàn, và chúng có thể sống chung với nhau nếu được sống cùng từ khi còn nhỏ (thậm chí với cả 2 con cùng giới). Hamster Campbell thường dữ hơn các loại khác, nên khó bắt bế hơn, và có thể cắn nếu cảm thấy sợ hãi hay bị đe doạ. Chúng vẫn là thú nuôi tốt, nhưng bạn cần có kinh nghiệm nuôi và trẻ em thì cần có sự hướng dẫn và giám sát. Mặc dù cũng là loài sống về đêm, nhưng Campbell cũng tỉnh dậy một khoảng thời gian ngắn vào ban ngày. Hamster Campbell rất nhỏ, đạt kích thước tối đa chỉ có 10cm khi trưởng thành. Màu lông tự nhiên là lông màu nâu xám trên lưng với một dải tối hơn chạy dọc cột sống, màu sáng hơn ở 2 bên, và phần bụng màu trắng . Campbell được thuần hoá làm thú nuôi cũng có màu sắc khá đa dạng, do chọn giống. tuổi thọ trung bình của Campbell là 2 năm. Một số loại màu sắc của dòng Hamster Campell : Hamster Campell màu bò sữa đen Hamster Campell màu bò sữa tím Hamster Campel màu bò sữa sóc Hamster Campel màu trà sữa Hamster Campell màu sóc CHÚC CÁC BẠN CÓ CÁI NHÌN TỔNG QUÁT HƠN VỀ CÁC DÒNG VÀ MÀU SẮC HAMSTER

21/01/2023 Xem tiếp
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo